CAO HUYẾT ÁP – KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỞI CHUYÊN GIA TẠI THANH HÓA

“CAO HUYẾT ÁP – KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỞI CHUYÊN GIA TẠI THANH HÓA”

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI XIN CHIA SẺ CÙNG QUÝ BẠN ĐỌC VỀ ĐIỀU BỆNH CAO HUYẾT ÁP UY TÍN HÀNG ĐẦU TẠI THANH HÓA. KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ SONG SONG LUÔN BÊN CẠNH BỆNH NHÂN

Huyết áp là gì

Huyết áp được hiểu là áp lực của dòng máu trong lòng động mạch. Huyết áp được tạo bởi sức co bóp của tim để đẩy máu vào hệ thống mạch máu và sự co giãn của thành mạch.

Khi tim co bóp, nó đã đẩy một lượng máu vào động mạch và tạo một áp lực lên thành động mạch. Áp suất này làm cho máu chảy tới tất cả các bộ phận của cơ thể.

Như vậy, nếu không có huyết áp, máu sẽ không thể lưu thông được đến các cơ quan trong cơ thể.

Huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Huyết áp tâm thu/tâm trương dưới 120/80 mmHg.

Huyết áp giới hạn là bao nhiêu?

Huyết áp tâm thu/tâm trương dưới 140/90 mmHg

Có ba loại tăng huyết áp:

  • Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu/tâm trương là 140 – 159/90 – 99 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu/tâm trương là 160 – 179/100 – 109 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu/tâm trương trên 180/110 mmHg.

Triệu chứng

Hầu hết những người bị tăng huyết áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, ngay cả khi huyết áp ở mức nguy hiểm cao. Một số người có triệu chứng dưới đây.

  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Mờ mắt
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Mệt mỏi khi gắng sức

Nguyên nhân

90-95% tăng huyết áp không rõ nguyên nhân.

Khoảng dưới 10% số người bị tăng huyết áp là do một bệnh hoặc yếu tố nào đó gây ra như:

  • Xơ vữa động mạch.
  • Bệnh lý về tim.
  • Vấn đề về thận.
  • Các bệnh lý về nội tiết.
  • Một số khiếm khuyết trong các mạch máu (bẩm sinh).
  • Do nhiễm độc thai nghén.
  • Do yếu tố tâm thần như lo lắng, sợ sệt quá mức.
  • Một số thuốc như thuốc tránh thai, thuốc trị cảm lạnh, thuốc thông mũi, thuốc giảm đau toa và một số loại thuốc theo toa.

Nguy cơ

  • Tuổi cao
  • Chủng tộc
  • Lịch sử gia đình
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Không vận động
  • Sử dụng thuốc lá
  • Ăn quá nhiều muối trong chế độ ăn uống
  • Uống quá nhiều rượu
  • Căng thẳng
  • Một số bệnh mãn tính
  • Phụ nữ mang thai góp phần làm tăng huyết áp.

Biến chứng

  • Nhồi máu cơ tim
  • Tai biến mạch não
  • Suy tim
  • Suy thận
  • Đục thủy tinh thể, mù lòa
  • Tách thành động mạch chủ
  • Hội chứng chuyển hóa.
  • Rắc rối với bộ nhớ hoặc hiểu biết

Dự phòng tăng huyết áp thế nào?

  • Ăn ít muối
  • Tập thể dục điều độ hợp lý
  • Bỏ hút thuốc
  • Hạn chế uống rượu, bia
  • Giảm béo phì, kiểm soát mỡ máu
  • Ăn thực phẩm lành mạnh
  • Giảm căng thẳng
  • Tập thư giãn hoặc thở sâu chậm
  • Theo dõi huyết áp ở nhà thường xuyên

Tại sao lại nói tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”

Thứ nhất,tăng huyết áp là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng. Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng tăng và càng trẻ hóa. Theo điều tra mới nhất của Hội Tim Mạch học Việt Nam năm 2016, tỷ lệ người lớn bị Tăng Huyết Áp đang ở mức 48%, một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại.

Thứ hai, tăng huyết áp là nguy cơ quan trọng nhất của các biến chứng tim mạch. Năm 2002, tổ chức y tế thế giới đã ghi nhận tăng huyết áp là “kẻ giết người số một”. Đối với người bị tăng huyết áp, nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp bốn lần, nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng gấp hai lần so với người không bị tăng huyết áp.

Thứ ba, đại đa số các bệnh nhân bị tăng huyết áp (trên 90%) thường không có dấu hiệu cảnh báo nào trước.

Thứ tư,ở người lớn, phần lớn không có căn nguyên gây ra tăng huyết áp. Chỉ một số nhỏ dưới 5% là tăng huyết áp có nguyên nhân.

Thứ năm,mặc dù đã được chứng minh là rất nguy hiểm nhưng nhiều người không biết mình bị tăng huyết áp từ khi nào, không nhiều người được điều trị và cũng không nhiều người điều trị đạt mục tiêu.

Như vậy, tăng huyết áp tiến triển âm thầm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì sự “âm thầm” và biến chứng “nguy hiểm chết người” đó mà tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”.

Làm gì khi bị tăng huyết áp

Để điều trị thành công tăng huyết áp cần sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Khi bị tăng huyết áp, cần tuân theo những nguyên tắc sau.

1. Khám bệnh theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Điều này giúp bệnh nhân theo dõi được huyết áp thường xuyên và điều chỉnh huyết áp về ngưỡng mục tiêu.

Đối với nhiều người bệnh nhân nói chung và người bị cao huyết áp nói riêng, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ thường không được tuân thủ đúng hẹn hoặc bỏ không tái khám. Nhiều người tự điều trị tại nhà hoặc nghe theo lời khuyên của người xung quanh để tự ý mua thuốc, chuyển hướng điều trị mà không kiên trì theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đây là một thói quen không tốt, có thể làm bệnh mất kiểm soát, tái đi tái lại nhiều lần hoặc trầm trọng thêm.

2. Uống thuốc đúng theo đơn

Nếu có tác dụng phụ của thuốc cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.

3. Chế độ sinh hoạt hợp lý

Tuân theo lời khuyên về chế độ ăn uống và luyện tập, giảm béo phì.

4. Điều trị lâu dài

Tăng huyết áp là một bệnh cần được điều trị lâu dài, bệnh có thể được kiểm soát nhưng không điều trị khỏi được. Vì vậy, càng phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, tình trạng của người bệnh càng được kiểm soát tốt hơn.

Khi so sánh giữa người bị tăng huyết áp được kiểm soát tốt và người không được kiểm soát thì:

  • Bệnh động mạch vành tăng gấp 3 lần
  • Suy tim tăng gấp 6 lần
  • Đột quỵ tăng 7 lần.

Tăng huyết áp đi khám ở đâu Thanh Hóa

Khi bị tăng huyết áp, bệnh nhân Thanh Hóa có thể tìm đến và thăm khám với các bác sĩ, chuyên gia giỏi.

CHÚNG TÔI ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG SỨC KHỎE CHO NHỮNG NGƯỜI SUY YẾU SỨC KHỎE, THỂ TRẠNG YẾU, CAO HUYẾT ÁP VÀ KẾT QUẢ ĐÁNG MONG ĐỢI TẠI THANH HÓA

Hãy nhấc máy lên và liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

SỐ ĐIỆN THOẠI HOTLINE: 0977.215.198

ĐỊA CHỈ TÌM QUA GOOGLE MAP ĐỂ ĐỊNH VỊ ” PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” LINK HTTP://BIT.LY/2IAWNVL

THÔN 8, ĐƯỜNG THANH NIÊN, XÃ QUẢNG ĐỨC, HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, GẦN THÀNH PHỐ VÀ QUỐC LỘ 1A

Link kham khảo http://bit.ly/2gjVNJF