CHỮA BỆNH GOUT Ở THANH HOÁ UY TÍN

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.

ĐỊA CHỈ KHÁM BỆNH GOUT Ở THANH HÓA

LỊCH KHÁM BỆNH:

Gọi điện trực tiếp để đặt lịch khám bệnh qua hotline 0977 215 198

 

Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km

Website: http://phongkhamdakhoahaingoai.com/vi/

Facebook: https://www.facebook.com/khamcoxuongkhopothanhhoa

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quảng Đức, Quảng Xương, Thanh Hóa. Ngay YODY Quảng Xương – Đường Quốc Lộ 1A rẻ vào đi thẳng 2km là đến phòng khám.

TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD

Chi phí khám Xương Khớp ở Phòng khám Hải ngoại Thanh Hóa hiện tại là 50.000 VNĐ

Nguyên nhân gây bệnh gout

Bình thường chỉ số acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định đối với nam giới: 210 – 420 umol/L và 150 – 350 umol/L đối với nữ giới. Khi thận không thải được acid uric hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều hoặc do bất thường trong chu trình tạo ra acid này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút.

Các tinh thể urat dư thừa có thể tích tụ trong khớp của bạn trong nhiều năm mà không hề gây ra triệu chứng. Các tinh thể này có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọn có thể cọ xát vào màng hoạt dịch  gây sưng, đau và viêm nhiều. Khi điều này xảy ra tạo thành các đợt gout cấp.

Purine là chất tự nhiên tồn tại ở trong thực phẩm, mỗi loại thực phẩm đều có hàm lượng purine khác nhau, đặc biệt ở một số nhóm thịt, cá, hải sản… có chứa hàm lượng chất này cao. Khi tiêu hóa purine, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra một chất gọi là acid uric và nếu tiêu thụ có nhiều thực phẩm chứa purine đồng nghĩa với việc sản sinh acid uric dư thừa.

Triệu chứng của bệnh Gout

Ở giai đoạn đầu, một số người được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu tăng nhưng không xuất hiện triệu chứng được gọi là tăng acid uric máu. Theo thời gian, khi nồng độ này tăng cao không hạ dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp, bệnh thường xảy ra đột ngột, các cơn đau dữ dội đến âm ỉ và thường xuất hiện vào ban đêm. Có thể nhận biết bạn đang mắc bệnh thông qua các dấu hiệu sau:

  • Đau khớp dữ dội: Triệu chứng đau xảy ra phần lớn ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Các khớp ở háng, vai và vùng chậu thì tần suất xảy ra ít hơn. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu.
  • Đau âm ỉ, kéo dài: Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian sau đó, cơn đau có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.
  • Viêm và tấy đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.
  • Giới hạn phạm vi hoạt động khớp: Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không thể cử động khớp bình thường.

Cách chẩn đoán Gout

Chẩn đoán bệnh gout thường dễ dàng, đặc biệt nếu bạn có các triệu chứng điển hình của bệnh như viêm khớp ngón chân cái và có dấu hiệu đặc trưng của bệnh, bên cạnh đó, bác sĩ có thể dựa trên việc xem xét bệnh sử, khám sức khỏe và các triệu chứng của bạn.

  • Yêu cầu bạn mô tả về cơn đau khớp
  • Tần suất bạn bị đau dữ dội ở khớp
  • Bộ phận bị đau,các triệu chứng đỏ hoặc sưng diễn ra như thế nào

Tuy có những triệu chứng đặc hiệu nhưng đôi khi bệnh khó thể chẩn đoán chính xác, để chắc chắn bạn có bị bệnh hay không bác sĩ sẽ khuyến nghị  thực hiện một số xét nghiệm gout cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu để đo nồng độ uric là phương án hữu ích để hỗ trợ chẩn đoán bệnh gút, nồng độ uric cao trong các xét nghiệm máu có thể gợi ý rằng bạn bị bệnh gút, nhưng điều này sẽ cần được xem xét cùng với các triệu chứng của bạn. Nhiều người có thể có lượng uric cao, nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào khác của tình trạng này.

Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm và chụp CT có hiệu quả trong việc phát hiện tổn thương khớp, tinh thể trong khớp và các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Chụp X-quang thường được sử dụng để xác định các tổn thương xương và khớp do mắc bệnh trong thời gian dài.

Kiểm tra dịch khớp

Đây là phương pháp hiệu quả để loại trừ các tình trạng tinh thể khác và chẩn đoán. Kiểm tra này được thực hiện bằng cách lấy một mẫu chất lỏng hoạt dịch của bạn thông qua một cây kim đưa vào một trong các khớp của bạn. Chất lỏng sau đó được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tinh thể urat. Nếu bạn có hạt tophi, bác sĩ có thể lấy mẫu từ một trong số đó.

Hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn nếu bạn đang có các triệu chứng của bệnh nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời tránh để bệnh tăng nặng kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Bệnh gút khi không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Điều này thường xảy ra ở giai đoạn 3 của bệnh. Khi mà lượng axit uric trong máu đã tăng quá cao.

Bệnh gout có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời
Bệnh gout có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời

Các biến chứng của bệnh gout bao gồm:

Sỏi thận

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 20% bệnh nhân gout đều bị sỏi thận. Nguyên nhân là do sự tích tụ lâu ngày của các tinh thể urat và calci dã tạo thành sỏi trong thận. Từ đó mà hàng loạt chức năng của thận bị suy giảm.

Sụn bị bào mòn gây biến dạng và tàn phế khớp

Tinh thể urat bị lắng đọng nhiều quanh ổ khớp sẽ tạo thành các hạt Tophi. Đây chính là những cục u sần, nằm ẩn dưới da. Tophi không thường không gây đau đớn nhưng sẽ gây viêm, bào mòn mô sụn và xương dưới sụn. Theo thời gian, cấu trúc khớp sẽ bị phá hủy, dẫn đến tàn phế.

Mất xương

Người bị bệnh gout có nguy cơ cao bị loãng xương. Nhất là với những người đã tiềm ẩn sẵn các yếu tố làm giảm mật độ xương. Nghiên cứu từ Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Anh đã cho thấy; tỷ lệ gãy xương do loãng xương ở những bệnh nhân gout là gần 23%. Con số này cao hơn hẳn so với những người không bị bệnh gout.

Tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch

Dựa trên kết quả nghiên cứu của Đại học Duke, nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch có kèm cả bệnh gout cao hơn 15% so với những bệnh nhân không bị gout. Điều đáng buồn là hai bệnh lý này thường đi kèm với nhau.

Ngoài những biến chứng trên thì bệnh gout còn làm tăng nguy cơ đột quỵ và khiến nhiều vấn đề sức khỏe khác trở nên khó kiểm soát hơn. Như bệnh tiểu đường, đục thủy tinh thể. Ngoài ra, việc dùng thuốc điều trị gout trong thời gian dài cũng có thể gây ra những tác dụng phụ cho người bệnh.

Tại phòng khám đa khoa Hải Ngoại có đầy đủ trang thiết bị hiện đại khám chữa bệnh bao gồm:

  • Máy siêu âm màu hiện đại nhập khẩu Hàn Quốc
  • Máy Chụp X Quang số hoá của Nhật Bản
  • Máy móc xét nghiệm nhập khẩu nguyên chiếc
  • Cùng đội ngũ nhân viên tay nghề cao

TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH NGOẠI XƯƠNG KHỚP TẠO HÌNH CHỈNH HÌNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y