CÒI XƯƠNG TRẺ EM – KHÁM DINH DƯỠNG UY TÍN TẠI THANH HÓA

Trẻ nhà bạn đang bị còi xương, bạn đang tìm 1 địa chỉ khám nhi, khám dinh dưỡng tin cậy tại Thanh Hóa. Phòng khám đa khoa Hải Ngoại với BS chuyên khoa nhi tại bệnh viện nhi Thanh Hóa đang thăm khám và điều trị cho nhiều bé, phác đồ điều trị cho kết quả rất tốt cho các bé còi xương, nhác ăn. Sau thời gian điều trị theo đơn của BS các bé đã thèm ăn nhiều hơn và tăng cân, khỏe mạnh so với các bạn cùng trang lứa.

Địa chỉ phòng khám: Đường Thanh Niên, Thôn 8, Xã Quảng Đức, Huyện Quảng Xương, Thanh Hóa

Các bạn tìm đường đi thông qua google map từ khóa ” Phòng khám đa khoa Hải Ngoại”

Hotline : 0977. 215.198

Phòng khám Chỉ khám nhi dinh dưỡng vào Thứ 7 & Chủ Nhật

hinh-anh-tre-em-dang-yeu-034-26

Một số công trình nghiên cứu cho thấy, trẻ  còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu…

Nguyên nhân trẻ còi xương

– Thiếu ánh sáng mặt trời: Nhiều trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn quá kỹ hoặc không có điều kiện cho tắm nắng (do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường…).

– Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai:
Điều này có thể phá vỡ cân bằng canxi nội mô ở bào thai và gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương từ trong bào thai. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp, nên trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào lượng vitamin D dự trữ thu được qua rau thai để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Vì vậy, việc người mẹ thiếu vitamin D trong thời gian mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây còi xương sớm ở trẻ sơ sinh.

– Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và canxi, tỷ lệ canxi/photpho thấp: Chế độ ăn nhiều phytat (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng làm giảm hấp thu canxi.

Có bạn hỏi :

Còi xương cần làm những xét nghiệm gì

Chào Bác sĩ! Em ở Thanh Hóa. Cho em hỏi để biết bé có bị còi xương hay không thì nên xét nghiệm những gì? Nên đi khám ở đâu và có mất nhiều thời gian không? Em xin cảm ơn Bác sĩ!

Còi xương cần làm những xét nghiệm gì

Chào em!
Cần phân biệt rõ bệnh còi xương và tình trạng suy dinh dưỡng, không gộp chung hai bệnh này là một. Nhiều người thấy trẻ thấp bé gầy còm ốm yếu, các chỉ tiêu phát triển không đạt yêu cầu là cho là trẻ bị còi xương, nhiều bà mẹ cho rằng trẻ suy dinh dưỡng thì mới bị còi xương, còn trẻ bụ bẫm như “con mình” thì không thể còi xương được. Điều này không đúng, vì nhiều trẻ bụ bẫm vẫn bị còi xương. Nguyên nhân còi xương ở trẻ là do thiếu vitamin D xương phát triển không theo kịp nhu cầu lớn của cơ thể.
Cách phát hiện trẻ bị còi xương :
Không phải là cứ đưa bé đi xét nghiệm là biết ngay trẻ có bị còi xương hay không? Vì không có xét nghiệm nào đặc hiệu chứng minh vấn đề này. Việc xác định bệnh chỉ tiến hành khi trên lâm sàng thấy có biểu hiện còi xương bằng cách chụp X quang xương:
Chụp X quang xương dài thấy: các điểm cốt hóa xuất hiện chậm; có dấu hiệu loãng xương, đầu to bè, đường cốt hóa nham nhở và lõm (hình càng cua); đôi khi có hình ảnh gãy xương; ở phim chụp lồng ngực có hình ảnh “nút chai” tại chỗ tiếp nối xương sườn và sụn sườn.
Các biến đổi sinh hóa không đặc hiệu ở máu: lượng canxi phần lớn ở giới hạn bình thường, nhưng đôi khi có thể giảm; photpho thường giảm. Do đó tích số Howland Kramer (canxi x photpho) thường giảm dưới 3000; photphataza kiềm tăng cao; trong giai đoạn tiến triển của bệnh, máu có tình trạng nhiễm toan nhẹ; biến đổi sinh hóa nước tiểu: canxi niệu giảm và axit amin niệu tăng. Các xét nghiệm huyết học trên không kết luận được bệnh còi xương .
Vì vậy việc phát hiện còi xương chủ yếu dựa vào các biểu hiện sau, và nếu cần thiết thì củng cố thêm chẩn đoán bằng các dấu hiệu X quang.
Biểu hiện sớm của bệnh còi xương là:
– Trẻ hay khuấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn )
– Ở trẻ nhỏ có thể sờ thấy xương sọ mềm, do tư thế nằm đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau, hoặc một bên. Thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng mọc chậm, men răng xấu.
– Ở trẻ lớn hơn thường có biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các cơ nhẽo làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi , lồng ngực biến dạng, ngực nhô ra phía trước như ngực gà, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát, khung chậu hẹp.
– Các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp. Ngoài ra trẻ còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại.
Tóm lại bạn cần hiểu :
+ Trẻ còi cọc: trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không.
+ Bệnh còi xương: có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phospho cao hơn trẻ bình thường, việc cung cấp không đủ dẫn đến xương phát triển chậm hơn sự lớn lên của cơ thể.
+ Bạn cho con đi khám còi xương khi thấy có những biểu hiện như trên.
Chúc bạn nuôi con khỏe mạnh!

Sau khi khám BS sẽ kê đơn thuốc cho bé giúp trẻ mau ăn chóng lớn và phát triển nhanh chóng so với các bạn cùng trang lứa.