KHÁM VIÊM KHỚP TRẺ EM Ở THANH HOÁ UY TÍN

Viêm khớp trẻ em phần lớn là dấu hiệu của tình trạng bệnh mạn tính, điển hình với những cơn đau cấp tính tại khớp viêm. Triệu chứng bệnh đầu tiên sẽ cản trở vận động hằng ngày của trẻ. Lâu dần, sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất của trẻ. Bố mẹ cần biết các dấu hiệu cảnh báo viêm khớp ở trẻ nhỏ để kịp thời có những can thiệp y tế, giúp trẻ phát triển thể chất toàn diện và khỏe mạnh.

Viêm khớp ở trẻ em là gì?

Viêm khớp trẻ em cảnh báo bởi các dấu hiệu lâm sàng gồm: Đau, sưng tại vị trí khớp viêm, cứng khớp. Những trường hợp viêm khớp trẻ em còn lại cũng hầu hết là vô căn và có khả năng cao dẫn các tổn thương vĩnh viễn cho khớp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ, đồng thời khiến trẻ gặp những bất tiện trong vận động hằng ngày.

Nguy hiểm hơn, nếu bệnh không được phát hiện kịp thời, trẻ sẽ đối mặt với những biến chứng nặng nề sau này. Đây là các hệ lụy sức khỏe không chỉ về chức năng khớp mà còn liên quan đến những cơ quan khác như da, mắt, tim, thận

Viêm khớp ở trẻ em phổ biến nhất là viêm khớp tự phát thiếu niên. viêm khớp tự phát thiếu niên thường biểu hiện ở độ tuổi từ 7 – 16, thời điểm trẻ bắt đầu phát triển thể chất, dẫn đến tình trạng tăng sinh quá mức của các tế bào màng hoạt dịch; tích lũy tế bào bạch cầu hạt, tế bào lympho hoặc đại thực bào; tăng sinh các mạch máu bất thường.

Viêm khớp tự phát thiếu niên có thể điều trị được, đa số là có tiên lượng tốt nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời. Có 6 loại viêm khớp trẻ em gồm:

  • Viêm thể ít khớp: Viêm khớp ở trẻ em có tối đa 5 khớp viêm. Bệnh xảy ra ở các bé gái nhiều hơn. Được nhận biết với các triệu chứng đặc hiệu của viêm khớp, kèm với đau mắt đỏ, giảm thị lực,…
  • Viêm thể đa khớp: Trẻ có trên 5 khớp viêm ngay từ đầu. Trẻ bị viêm đa khớp có khả năng cao bị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cột sống
  • Viêm khớp vảy nến: tổn thương ngoài da dễ nhận thấy nhất là những vết ban đỏ có vẩy tại khuỷu tay, mắt cá chân hoặc đầu gối, kèm theo triệu chứng sưng đau cứng khớp, hạn chế vận động
  • Viêm khớp phản ứng: Loại viêm khớp trẻ em không do nhiễm trùng, nhưng cũng không đủ các triệu chứng để xác định các loại viêm khớp khác
  • Viêm khớp trong bệnh hệ thống: Trẻ có những triệu chứng như nổi hạch hoặc sốt phát ban, thường bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng như viêm đa cơ, bạch cầu cấp… Đây cũng là loại viêm khớp có những biến chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: tràn dịch màng phổi, phình gan, lách to,…

ĐỊA CHỈ KHÁM CHỮA XƯƠNG KHỚP Ở THANH HÓA

LỊCH KHÁM BỆNH:

Gọi điện trực tiếp để đặt lịch khám bệnh qua hotline 0394 215 198

 

Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km

Website: http://phongkhamdakhoahaingoai.com/vi/

Facebook: https://www.facebook.com/khamcoxuongkhopothanhhoa

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quảng Đức, Quảng Xương, Thanh Hóa. Ngay YODY Quảng Xương – Đường Quốc Lộ 1A rẻ vào đi thẳng 2km là đến phòng khám.

TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD

Chi phí khám Xương Khớp ở Phòng khám Hải ngoại Thanh Hóa hiện tại là 50.000 VNĐ

Dấu hiệu trẻ mắc bệnh viêm khớp

Triệu chứng bệnh viêm khớp trẻ em tùy thuộc vào thể lâm sàng của bệnh mà có những dấu hiệu khác nhau.

Viêm khớp trẻ em có những triệu chứng đặc hiệu của các bệnh lý viêm khớp gồm:

  • Cơn đau cấp tính tại vị trí khớp viêm
  • Sưng tấy tại vị trí viêm
  • Nóng da quanh  vị trí viêm
  • Tình trạng cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng, hoặc sau khi khớp bất động trong thời gian dài

Theo từng thể lâm sàng của bệnh, trẻ sẽ có những triệu chứng khác kèm theo như:

  • Viêm khớp vẩy nến có  các tổn thương dạng ban đỏ, vẩy nến xuất hiện xung quanh phần khuỷu tay, cổ chân,…
  • Viêm ít khớp gây ra những vấn đề về sức khỏe thị lực như: Đỏ viền mặt, khô mắt, giảm thị lực,…
  • Viêm khớp trẻ em do các bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến biến chứng viêm màng bồ đào mắt
  • Những triệu chứng kèm theo khác: Nổi hạch, sốt cao, phát  ban,…

Nguyên nhân gây đau gối do viêm khớp ở trẻ em

– Đau mỏi xương khớp ở tuổi đang phát triển.

– Viêm khớp cấp tính do nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn.

– Viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, thường bắt đầu trước 16 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở bé gái nhiều hơn. Bệnh do rối loạn miễn dịch hoặc giai đoạn đầu của bệnh bạch cầu cấp.

– Viêm sau chấn thương, té ngã trong lúc vui chơi, vận động mạnh hoặc tai nạn giao thông, dẫn đến đứt dây chằng (chéo trước hoặc chéo sau), rách sụn chêm đầu gối.

Cần làm gì khi trẻ mắc các bệnh xương khớp?

Các bệnh về xương khớp ở trẻ em đòi hỏi quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời từ các bác sĩ chuyên khoa. Các bệnh xương khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng, đặc biệt là các thể bệnh nặng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ sau này. Mục đích điều trị bệnh xương khớp ở trẻ em bao gồm kiểm soát tiến triển bệnh càng sớm càng tốt, hạn chế tối đa các tổn thương phá hủy và biến dạng khớp.

Trong đó, các biện pháp điều trị bao gồm vật lý trị liệu, sử dụng thuốc và đôi khi là điều trị ngoại khoa.

  • Vật lý trị liệu: Mục tiêu của biện pháp này là duy trì tối đa tầm vận động khớp của trẻ, hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ cứng hoặc dính khớp. Các biện pháp vật lý trị liệu hay được áp dụng bao gồm sử dụng sóng ngắn, tia hồng ngoại, tắm suối khoáng hoặc cho trẻ tập các bài tập phục hồi chức năng vận động khớp… Tuy nhiên, khi khớp viêm khiến trẻ đau nhiều thì yêu cầu phải bất động khớp, không thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu. Thời gian này cần giữ tư thế khớp sao cho duy trì biên độ vận động cao nhất. Khuyến khích trẻ mắc các bệnh xương khớp duy trì các hoạt động hằng ngày, vẫn học tập bình thường như những trẻ khác. Tuy nhiên, khi viêm khớp tiến triển cần cho bé nghỉ ngơi nhiều kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp và duy trì giấc ngủ đầy đủ;
  • Sử dụng thuốc: Bao gồm Aspirin hoặc các kháng viêm không steroid khác (như ibuprofen, naproxen) với mục đích giảm sưng đau khớp. Nếu các thuốc giảm đau thông thường không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch mạnh như Corticosteroid, Hydroxychloroquine hoặc Methotrexat;
  • Điều trị ngoại khoa: Trường hợp mắc bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em nghiêm trọng có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp hoặc chỉnh hình các cơ bị biến dạng;

TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH NGOẠI XƯƠNG KHỚP TẠO HÌNH CHỈNH HÌNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y