Mục lục bài viết
Xuất tinh ra máu là bệnh gì?
Xuất tinh ra máu là tình trạng có lẫn máu trong tinh dịch. Tinh dịch bình thường có màu trắng ngà. Khi có bất thường, tinh dịch có thể xuất hiện máu đỏ, hồng, nâu hoặc màu gỉ sắt. Một số trường hợp lượng máu trong tinh dịch quá ít, chỉ phát hiện được thông qua xét nghiệm.
Tinh trùng được tạo ra từ tinh hoàn và nuôi dưỡng ở mào tinh. Khi giao hợp, các cơ co, đẩy tinh trùng ra ngoài. Trên đường đi, tinh trùng nhận thêm một số chất từ túi tinh, tuyến tiền liệt trước khi phóng ra khỏi niệu đạo. Do đó, nếu một vị trí nào trên đường dẫn tinh bị chảy máu đều có thể gây nên tình trạng xuất tinh ra máu.
Xuất tinh ra máu có thể là dấu hiệu do tổn thương lành tính xảy ra tại túi tinh hay ống dẫn tinh trùng. Máu chảy lẫn với tinh trùng gây nên hiện tượng xuất tinh ra máu. Thông thường, với những tổn thương này, hiện tượng xuất tinh ra máu sẽ không kéo dài, không kèm theo triệu chứng bất thường khác.
Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư tuyến tiền liệt, giãn vỡ u máu niệu đạo.
ĐỊA CHỈ KHÁM XUẤT TINH MÁU Ở THANH HÓA UY TÍN
Phí khám nam khoa tại Phòng khám là 50K
LỊCH KHÁM BỆNH:
Tất cả các ngày, kể cả Thứ 7, Chủ Nhật & ngày nghỉ lễ.
Sáng: 7h30 – 11h30 ; Chiều: 13h30 – 17h00
Liên hệ qua zalo 0977 215 198
Website: http://namkhoathanhhoa.com/vi/
Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km
TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD
Nguyên nhân xuất tinh ra máu
1. Xuất tinh ra máu nguyên phát
Trong trường hợp xuất tinh ra máu nguyên phát, sự xuất hiện của máu trong tinh dịch là triệu chứng duy nhất. Ngoài ra cũng cần loại trừ khả năng xuất hiện máu trong nước tiểu, với mức độ đại thể hay vi thể. Cũng cần kèm theo điều kiện, người bệnh đã được thăm khám, hoàn toàn không có bằng chứng gì về bất cứ bất thường nào trên cấu trúc hoặc chức năng hệ tiết niệu. May mắn là các trường hợp này sẽ tự giới hạn, không để lại di chứng gì nghiêm trọng.
2. Xuất tinh ra máu thứ phát
Nguyên nhân làm xuất hiện máu trong tinh dịch đã được biết hay nghi ngờ nguồn gốc từ trước như ngay sau sinh thiết tuyến tiền liệt, bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay ung thư.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này gồm:
- Viêm và nhiễm khuẩn: Viêm là một trong các nguyên nhân gây xuất tinh ra máu phổ biến nhất. Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn tới hiện tượng sung huyết, phù nề những ống, tuyến của đường dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt, ụ núi, niệu đạo, từ đó làm lẫn máu trong tinh dịch. Những tác nhân gây viêm là do nhiễm khuẩn, chấn thương, sỏi túi tinh hoặc calci hóa tiền liệt tuyến. Các dạng nhiễm khuẩn thường gặp gồm enterobacteria (chủ yếu là escherichia coli), chlamydia, gram dương, trực khuẩn lao, một số loại virus.
- Tắc túi tinh, các nang túi tinh: Những nguyên nhân gây căng, giãn túi tinh lâu ngày sẽ làm đứt vỡ những mạch máu dưới niêm mạc.
- Ung thư: Người bệnh ung thư ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho… có nguy cơ cao bị xuất tinh ra máu.
- Các bệnh lý ảnh hưởng toàn thân: Những bệnh toàn thân thường gây ra hiện tượng xuất tinh ra máu là rối loạn đông máu, hemophilia, xơ gan và tăng huyết áp.
- Những thủ thuật xâm lấn tại chỗ: Các thủ thuật xâm lấn tại chỗ có thể khiến nam giới bị xuất tinh ra máu như sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, đặt dụng cụ niệu đạo, chiếu xạ trong ung thư tuyến tiền liệt, sau cắt tinh hoàn, sau thắt ống dẫn tinh…
- Giãn tĩnh mạch niệu đạo: Các trường hợp giãn tĩnh mạch niệu đạo, tinh dịch thường không có máu. Người bệnh sẽ thấy tiểu ra máu lượng nhiều sau khi dương vật cương hoặc chảy máu ra ngoài niệu đạo sau khi cương dương mà vẫn chưa xuất tinh.
Triệu chứng xuất tinh ra máu ở nam giới
Người bệnh xuất tinh ra máu thường không bị đau. Nam giới chỉ thấy có máu trong tinh dịch. Máu làm tinh dịch có màu nâu sậm, đỏ tươi hoặc màu gỉ sắt. Ngoài ra, người bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng nào khác.
Tuy nhiên, trong những trường hợp xuất tinh ra máu thứ phát, nam giới lại có thể xuất hiện thêm những triệu chứng khác như đau khi xuất tinh hoặc có cơn đau âm ỉ tại khu vực từ tinh hoàn tới vùng đáy chậu. Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý trên tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nam giới xuất tinh ra máu nếu có những yếu tố sau cần nhanh chóng đi thăm khám, cụ thể:
- Trên 40 tuổi.
- Xuất tinh ra máu dai dẳng hoặc lặp đi lặp lại.
- Có bất thường khi khám hệ niệu dục.
- Mắc các bệnh lý đi kèm ở cơ quan khác.
Chẩn đoán xuất tinh ra máu như thế nào?
Để chẩn đoán tình trạng xuất tinh ra máu cần dựa vào triệu chứng như thấy tinh dịch có dính máu đỏ, hồng, nâu hay xét nghiệm thấy hồng cầu trong tinh dịch.
Xác định nguyên nhân gây xuất tinh ra máu cần tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng sau:
- Siêu âm ổ bụng: Giúp đánh giá tình trạng tuyến tiền liệt, gan, thận, bàng quang;
- Siêu âm tinh hoàn: Giúp xác định tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm mào tinh hoàn…;
- Siêu âm qua trực tràng: Là kỹ thuật phương tiện hữu hiệu để chẩn đoán các bệnh lý khu vực túi tinh và tuyến tiền liệt như canxi hóa tuyến tiền liệt, sỏi túi tinh, giãn túi tinh, nang túi tinh hoặc nang ống phóng tinh;
- Chụp cộng hưởng từ vùng tiểu khung: Là một phương tiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có giá trị nhất trong thăm dò túi tinh, tuyến tiền liệt và được chỉ định thực hiện trong các trường hợp nghi ngờ bệnh lý trên siêu âm qua trực tràng;
- Nội soi túi tinh: Được chỉ định thực hiện trong các trường hợp xuất tinh ra máu kéo dài trên 3 tháng mà không tìm thấy nguyên nhân nào, hoặc xuất tinh ra máu kéo dài mà phát hiện bất thường túi tinh qua siêu âm hay chụp cộng hưởng từ;
- Xét nghiệm nước tiểu: Giúp đánh giá tình trạng viêm đường tiết niệu;
- Xét nghiệm tinh dịch: Làm xét nghiệm tinh dịch đồ, nuôi cấy tìm vi khuẩn trong tinh dịch, tìm các tế bào ác tính trong tinh dịch;
- Xét nghiệm máu: Xác định công thức máu, tốc độ máu lắng, tình trạng chức năng đông máu, xét nghiệm PSA (giúp định hướng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt).
Tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân đều làm hết các xét nghiệm trên. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh, thời gian mắc bệnh, tuổi tác và các dấu hiệu kèm theo để định hướng nguyên nhân và đưa ra những chỉ định cận lâm sàng phù hợp, giúp tìm nguyên nhân gây bệnh để tiến hành điều trị mang lại hiệu quả cao.
Điều trị xuất tinh ra máu như thế nào?
Điều trị xuất tinh ra máu cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị xuất tinh ra máu gồm:
- Điều trị nội khoa: Trường hợp viêm nhiễm khuẩn dùng thuốc kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ và kết hợp với thuốc chống viêm. Các nguyên nhân toàn thân sử dụng thuốc điều trị các bệnh toàn thân;
- Điều trị ngoại khoa: Được chỉ định trong các bệnh lý như tắc túi tinh, nang túi tinh hay sỏi túi tinh; giãn tĩnh mạch niệu đạo; các bệnh ung thư ở giai đoạn sớm còn chỉ định phẫu thuật.
Xuất tinh ra máu có thể gây tâm lý lo lắng ở nam giới, tuy nhiên đa phần các trường hợp xuất tinh ra máu đều lành tính có thể tự khỏi, nhưng lại hay tái phát. Ngoài ra có một số trường hợp do các nguyên nhân ác tính. Điều cần làm là nên đi khám sớm tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời giúp giảm thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí và giảm tái phát.
XUẤT TINH MÁU VÀ RỐI LOẠN CƯƠNG
Theo báo cáo mới nhất năm 2023 của Hội Niệu khoa Châu Âu về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các vấn đề tình dục và sinh sản ở nam giói cho thấy: Tỷ lệ mắc mới và hiện hành của xuất tinh ra máu thường khó xác định do nhiều yếu tố bao gồm biểu hiện thầm lặng của bệnh, thường tự hết và một phần do bệnh nhân ngại không đi khám.
Triệu chứng này xuất hiện với tỷ lệ khoảng 1-1.5% tất cả các trường hợp đến khám vì bệnh lý tiết niệu và có thể xảy ra ở mọi lứa tuối trung bình khoảng 37 tuổi.
Trong một nghiên cứu tầm soát ung thư tuyến tiền liệt trên 26,126 nam giới khoảng 50 tuổi hoặc lớn hơn 40 có tiền sử ung thư tuyến tiền liệt hoặc chủng tộc người da đen, xuất tinh ra máu gặp với tỷ lệ 0.5% trong toàn bộ quần thể.
Tại Việt Nam, tỷ lệ xuất tinh máu chưa được thống kê chính xác do yếu tố e ngại của người xuất tinh máu nên không đi khám ngay khi phát hiện xuất tinh máu hoặc tự điều trị dẫn đến bệnh điều trị không kịp thời.
Trong quá trình nghiên cứu điều trị cho các bệnh nhân tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính, đã có một số bệnh nhân xuất tinh máu ở nhóm bệnh nhân tăng sinh tuyến tiền liệt, chỉ số PCA tăng nhẹ. Sau một vài lần xuất tinh máu làm bệnh nhân ẹ ngại quan hệ tình dục hoặc sợ không dám quan hệ.
Loại tổn thương này khi phát hiện ra cần phải đi khám sớm để điều trị theo nguyên nhân kịp thời, tránh việc để lâu sẽ khó khăn cho điều trị và ảnh hưởng rất lớn để tâm lý của bệnh nhân, nguy cơ rối loạn cương tăng cao.
Hãy đặt lịch khám tại Phòng Khám Hải Ngoại
TS.BSC. LÊ NGỌC HẢI – Phòng Khám Hải Ngoại
- UV BCH Hội y học giới tính Việt Nam (VSSM)
- Thành viên hội y học giới tính Quốc tế (ISSM)
- Hơn 20 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh đường tình dục – nam khoa