BIẾN CHỨNG VIÊM KHỚP DẠNG THẤP – KHÁM XƯƠNG KHỚP Ở THANH HOÁ

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý do rối loạn tự miễn của cơ thể gây ra, chủ yếu bệnh gây những tổn thương tại khớp, nhưng nó cũng có thể tiến triển gây hại đến cả các cơ quan khác như phổi, mắt, tim, mạch máu, da…

Viêm khớp dạng thấp là bệnh có thể gây ảnh hưởng đến khoảng 1-5% dân số, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới gấp 2 đến 3 lần và phụ nữ mang thai có nguy cơ phát bệnh cao hơn bình thường từ 2 đến 3 lần. Bệnh có thể khởi phát các triệu chứng ban đầu ở bất kỳ lứa tuổi nào, thường là từ 35 đến 50 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở những người trẻ hơn.

Bệnh gây ra do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các khớp khỏe mạnh của cơ thể, từ đó làm tổn thương tới các khớp, đặc biệt là các khớp nhỏ và vừa. Tuy là một dạng rối loạn tự miễn nhưng nguyên nhân chính xác gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số nghiên cứu có thể thấy liên quan tới một số yếu tố như nhiễm trùng, miễn dịch, liên quan tới yếu tố di truyền, hormone, môi trường sống. Một số yếu tố thuận lợi có thể liên quan tới yếu tố lối sống, tâm lý…

Một số triệu chứng nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp:

  • Đau sưng nóng và đỏ tại khớp: Thường thì biểu hiện đau sưng tại khớp nhỏ và vừa là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên biểu hiện này có thể gây ra những nhầm lẫn với những bệnh lý tổn thương tại khớp khác.
  • Thường sưng đau các khớp có tính đối xứng: Một đặc điểm khá điển hình của bệnh viêm khớp dạng thấp là tính chất sưng đau đối xứng hai bên. Nghĩa là nếu bị đau khớp gần của ngón tay trỏ bên phải thì tương ứng bên trái cũng sưng đau. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp ghi nhận viêm khớp dạng thấp gặp ở một khớp duy nhất.
  • Cứng khớp buổi sáng: Viêm khớp dạng thấp thường gây ra mất sụn khớp, nên phần sụn dần mất đi, lộ ra phần việc nên tình trạng viêm ngày càng nặng. Các khớp sẽ bị cứng khớp, khó cử động nhất là vào buổi sáng. Thời gian cứng khớp buổi sáng trong bệnh viêm khớp dạng thấp thường lớn hơn 1 giờ, đây là dấu hiệu phân biệt với cứng khớp do thoái hóa khớp.
  • Hạt dạng thấp: Bệnh nhân có thể thấy xuất hiện các hạt dạng thấp nổi rõ trên bề mặt da, đặc biệt hay gặp nhất là vùng khuỷu tay.
  • Các triệu chứng khác: Người bệnh có thể thấy các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt, nếu bệnh lâu ngày thì có thể thấy teo cơ, biến dạng khớp, mất vận động khớp, dấu hiệu thiếu máu mạn tính. Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp có thể tác động tới các cơ quan khác như đau mắt, khô mắt, đau tức ngực

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể được chẩn đoán chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, các kết quả cận lâm sàng được thực hiện nhằm đánh giá chính xác hơn và giúp tiên lượng bệnh, đánh giá quá trình điều trị bệnh. Khi người bệnh đã được chẩn đoán bệnh cần tiến hành điều trị để hạn chế những đợt tái phát và ngăn ngừa biến chứng trong tương lai, làm chậm tiến trình phát triển của bệnh.

ĐỊA CHỈ KHÁM VIÊM KHỚP Ở THANH HÓA

LỊCH KHÁM BỆNH:

Gọi điện trực tiếp để đặt lịch khám bệnh qua hotline 0394 215 198

 

Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km

Website: http://phongkhamdakhoahaingoai.com/vi/

Facebook: https://www.facebook.com/khamcoxuongkhopothanhhoa

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quảng Đức, Quảng Xương, Thanh Hóa. Ngay YODY Quảng Xương – Đường Quốc Lộ 1A rẻ vào đi thẳng 2km là đến phòng khám.

TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD

Chi phí khám Xương Khớp ở Phòng khám Hải ngoại Thanh Hóa hiện tại là 50.000 VNĐ

Biến chứng viêm khớp dạng thấp cực kỳ nguy hiểm

Nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng viêm khớp dạng thấp như:

1. Loãng xương

Bản thân bệnh lý nguy hiểm này cùng với một vài loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Đây là tình trạng suy yếu xương, khiến xương trở nên giòn, dễ gãy; ở lứa tuổi thanh thiếu niên ảnh hưởng tới phát triển chiều cao.

Hình thành các nốt dưới da tại những khu vực khớp chịu áp lực lớn như khuỷu tay. Ngoài ra, các nốt này còn có thể hình thành tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả ở phổi.

2. Khô mắt, khô miệng

Người bệnh có nguy cơ cao đồng mắc hội chứng Sjogren (một dạng rối loạn làm giảm tiết dịch trong mắt và miệng).

3. Nhiễm trùng

Một số loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh lý này có thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

4. Bất thường trong thành phần cơ thể

Tỷ lệ mỡ so với cơ thường cao hơn ở người bệnh viêm khớp dạng thấp, ngay cả khi chỉ số khối cơ thể (BMI) của người bệnh ở mức bình thường.

5. Hội chứng ống cổ tay

Tình trạng viêm khi tác động lên cổ tay có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh ở bàn tay và ngón tay, gây ra hội chứng ống cổ tay.

6. Bệnh tim mạch

Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ xơ cứng và tắc nghẽn các động mạch và viêm niêm mạc tim (nội tâm mạc và ngoại tâm mạc).

7. Bệnh phổi

Người bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị viêm phổi kẽ , dẫn tới tình trạng khó thở.

8. Ung thư hạch

Khi không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể khiến người bệnh bị ung thư hạch. Đây là một nhóm ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết.

Nếu đọc được những thông tin này hãy gọi ngay số hotline 0394 215 198 để đặt lịch khám và tư vấn bởi chuyên gia. Giá khám bệnh chỉ 50.000 VNĐ (năm mươi nghìn đồng) rất rẻ.
Các công việc từng phụ trách của Bác sĩ

  • Khoa Chỉnh hình bỏng tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa
  • Phó giám đốc trung tâm khoa học lâm sàng trường Y Thanh Hóa
  • Tiến sĩ Chuyên ngành chấn thương tạo hình – Xương khớp tại Học viện quân Y
  • Nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành chấn thương tạo hình tại Học Viện Quân Y
  • Hội đồng khoa học của trường y Thanh Hóa

TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH NGOẠI XƯƠNG KHỚP TẠO HÌNH CHỈNH HÌNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y