ĐĨA ĐỆM MẤT NƯỚC – KHÁM ĐĨA ĐỆM Ở THANH HOÁ UY TÍN

Đĩa đệm mất nước là gì?

Cột sống được tạo thành từ các xương đốt sống, ở giữa các đốt sống là các đĩa nhỏ (đĩa đệm) chứa đầy chất lỏng. Các đĩa đệm nhận nhiệm vụ hấp thụ sốc và ngăn ngừa các xương cọ xát vào nhau.

Có năm phần khác nhau của cột sống:

  • Cột sống cổ: Gồm 7 xương đầu tiên ở cổ.
  • Cột sống ngực: Gồm 12 xương bên dưới cột sống cổ.
  • Cột sống thắt lưng: Gồm 5 xương bên dưới cột sống ngực.
  • Cột sống cùng: Gồm 5 xương bên dưới vùng thắt lưng.
  • Xương cụt: Gồm 4 xương cuối cùng hợp nhất với nhau và hỗ trợ sàn chậu.

Theo thời gian, những đĩa đệm này bị mòn đi như một phần của quá trình thoái hóa đĩa đệm. Trong đó, đĩa đệm mất nước (quá trình mất nước của đĩa đệm) là một trong những đặc điểm phổ biến nhất của bệnh thoái hóa đĩa đệm. Bình thường khi chứa đầy chất lỏng sẽ giúp đĩa đệm chắc chắn và linh hoạt. Khi bạn già đi, các đĩa đệm bắt đầu mất dần chất lỏng dẫn đến việc đĩa đệm kém linh hoạt hơn hoặc có thể bị hư hỏng hoàn toàn.

ĐỊA CHỈ KHÁM ĐĨA ĐỆM Ở THANH HÓA

LỊCH KHÁM BỆNH:

Gọi điện trực tiếp để đặt lịch khám bệnh qua hotline 0394 215 198

 

Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km

Website: http://phongkhamdakhoahaingoai.com/vi/

Facebook: https://www.facebook.com/khamcoxuongkhopothanhhoa

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quảng Đức, Quảng Xương, Thanh Hóa. Ngay YODY Quảng Xương – Đường Quốc Lộ 1A rẻ vào đi thẳng 2km là đến phòng khám.

TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD

Chi phí khám Xương Khớp ở Phòng khám Hải ngoại Thanh Hóa hiện tại là 50.000 VNĐ

Triệu chứng khi đĩa đệm bị mất nước

Ở thời điểm mới khởi phát, triệu chứng có thể là một vài cơn đau nhẹ âm ỉ, không đau nhói nên nhiều người bệnh thường chủ quan không thăm khám.

Theo thời gian, khi đĩa đệm bị mỏng dần, người bệnh sẽ bị cứng ở lưng, gây nhiều khó khăn khi vận động. Tới giai đoạn đĩa đệm quá mỏng, xương sẽ chèn ép lên những dây thần kinh, gây đau ở lưng và cổ, thậm chí có thể đau xuống tay, chân và bàn chân.

Phần lớn người bệnh mất nước đĩa đệm sẽ có các triệu chứng như:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội tại vùng cột sống cổ hoặc cột sống lưng.
  • Đau tăng khi cử động như cúi người, đứng lên ngồi xuống…; khi di chuyển mạnh hay lan tới những bộ phận khác như tay, vai, hông, mông, bắp đùi.
  • Suy yếu cơ, bị ngứa ran và tê tứ chi.

Nguyên nhân gây mất nước ở đĩa đệm

Quá trình lão hóa là nguyên nhân chủ yếu gây xẹp đĩa đệm. Khi tuổi tác càng cao, đĩa đệm sẽ dần trở nên suy yếu. Nhân nhầy bên trong đĩa đệm suy giảm cùng với áp lực từ những đốt sống, khiến đĩa đệm bị xẹp đi, mất đi các chức năng vốn có.

Ngoài ra, đĩa đệm mất nước còn do những nguyên nhân như:

  • Mắc những bệnh xương khớp như loãng xương, thoái hóa cột sống…
  • Chấn thương khi chơi thể thao, té ngã do va chạm, tai nạn trong lao động… làm tổn thương đến cột sống, dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan tới cột sống, trong đó có xẹp đĩa đệm.
  • Ngồi quá nhiều hoặc tư thế ngồi không đúng tạo áp lực lớn lên cột sống, lâu dần có thể gây thoái hóa đĩa đệm.
  • Làm các công việc nặng nhọc, thường xuyên nâng vác vật nặng không đúng cách.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, không đủ dưỡng chất, hút thuốc lá cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ mất nước đĩa đệm.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán tình trạng đĩa đệm mất nước, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh một số thông tin như vị trí cơn đau và những triệu chứng liên quan như cảm giác tê hoặc ngứa ran ở tay chân.

Khi thăm khám, bác sĩ có thể đánh giá những vấn đề liên quan gồm:

  • Kiểm tra sức mạnh cơ bắp: Người bệnh sẽ được kiểm tra tình trạng teo cơ hay những cử động bất thường ở cơ.
  • Đánh giá cơn đau: Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh di chuyển theo nhiều cách khác nhau nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau.

Đánh giá chức năng thần kinh: Bác sĩ sẽ gõ vào các vị trí khác nhau bằng búa phản xạ nhằm quan sát phản ứng của người bệnh. Phản ứng kém hay không có phản ứng có thể là dấu hiệu cảnh báo rễ thần kinh bị chèn ép. Bên cạnh đó, các kích thích nóng và lạnh có thể được chỉ định thực hiện để kiểm tra phản ứng của dây thần kinh với sự thay đổi nhiệt độ.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện những phương pháp chẩn đoán như:

  • Chụp x-quang: Chụp x-quang giúp phát hiện ra bất thường trong cấu trúc cột sống và hình dạng của xương đĩa đệm.
  • Chụp CT: Hỗ trợ bác sĩ xác định cụ thể hình ảnh đốt sống đĩa đệm và độ lún đĩa đệm.
  • Chụp MRI: Hỗ trợ bác sĩ xác định độ chèn ép dây thần kinh trong vùng cột sống ảnh hưởng.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kiểm tra những vấn đề khác như khối u hoặc những tổn thương có thể dẫn tới đau lưng, hỗ trợ chẩn đoán xác định tình trạng đĩa đệm mất nước.

Biến chứng có thể gặp khi mắc đĩa đệm mất nước

Tình trạng đĩa đệm mất nước có thể dẫn đến các biến chứng liên quan đến thoát vị đĩa đệm hay chèn ép các dây thần kinh. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến teo cơ, yếu cơ, mất ổn định cột sống, thay đổi cấu trúc cột sống hay mất hoàn toàn vận động.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nếu có các triệu chứng của đĩa đệm mất nước, đặc biệt là khi có các biến chứng của tình trạng này.

Bên cạnh đó, hãy chú ý đến các dấu hiệu “cờ đỏ” để đến gặp bác sĩ khi gặp phải tình trạng đau ở cột sống, bao gồm:

  • Tuổi khởi phát dưới 18 hoặc trên 50 tuổi.
  • Yếu cơ hoặc mất cảm giác ở nhiều vùng.
  • Đau kèm triệu chứng toàn thân như sốt, sụt cân.
  • Các triệu chứng liên quan đường niệu dục như bí tiểu, đại tiện không tự chủ, rối loạn chức năng tình dục.
  • Tình trạng suy giảm miễn dịch như lạm dụng rượu, suy dinh dưỡng, sử dụng corticosteroid kéo dài, mắc đái tháo đường.
  • Đối tượng lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch.
  • Có tiền sử các bệnh lý ác tính như ung thư, bao gồm cả tiền căn gia đình có ung thư.
  • Có phẫu thuật hay tiêm cột sống gần đây.

Nếu đọc được những thông tin này hãy gọi ngay số hotline 0394 215 198 để đặt lịch khám và tư vấn bởi chuyên gia. Giá khám bệnh chỉ 50.000 VNĐ (năm mươi nghìn đồng) rất rẻ.
Các công việc từng phụ trách của Bác sĩ

  • Khoa Chỉnh hình bỏng tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa
  • Phó giám đốc trung tâm khoa học lâm sàng trường Y Thanh Hóa
  • Tiến sĩ Chuyên ngành chấn thương tạo hình – Xương khớp tại Học viện quân Y
  • Nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành chấn thương tạo hình tại Học Viện Quân Y
  • Hội đồng khoa học của trường y Thanh Hóa

TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH NGOẠI XƯƠNG KHỚP TẠO HÌNH CHỈNH HÌNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y