Đau xương bả vai có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả và kịp thời.
Xương bả vai là một xương hình tam giác ở khu vực lưng trên, chịu trách nhiệm nối xương cánh tay trên với xương đòn và thành ngực. Bên cạnh đó, xương bả vai còn đóng vai trò thiết yếu trong những chuyển động của vai.
Vì có phạm vi hoạt động tương đối rộng nên vai rất dễ bị tổn thương. Lúc này, xương bả vai có thể bị ảnh hưởng, khiến người bệnh đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng đau xương bả vai không chỉ đơn giản là chấn thương vật lý.
Vậy, vì sao bạn bị đau xương bả vai? Phương pháp nào điều trị vấn đề này tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
ĐỊA CHỈ KHÁM ĐAU BẢ VAI Ở THANH HÓA
LỊCH KHÁM BỆNH:
Gọi điện trực tiếp để đặt lịch khám bệnh qua hotline 0394 215 198
Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km
Website: http://phongkhamdakhoahaingoai.com/vi/
Facebook: https://www.facebook.com/khamcoxuongkhopothanhhoa
TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD
Chi phí khám Xương Khớp ở Phòng khám Hải ngoại Thanh Hóa hiện tại là 50.000 VNĐ
Đau bả vai là gì?
Đau bả vai hay đau xương bả vai là tình trạng vùng xương bả vai bị đau nhức, dẫn tới việc khó cử động cánh tay, sưng khớp và hạn chế vận động. Xương bả vai gồm hai xương có hình tam giác ở khu vực lưng trên, nằm ở 2 bên cột sống. Chúng cho phép vai thực hiện những chuyển động xoay phía trước và phía sau, nâng và hạ vai.
Triệu chứng khi đau vùng bả vai
Người bệnh đau bả vai sẽ tùy thuộc nguyên nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau như: (1)
- Đau nhức dữ dội tại vùng bả vai, có thể lan sang những bộ phận khác như cổ, cánh tay, cẳng tay, bàn tay.
- Sưng và bầm tím tại vùng bả vai, quanh khớp hoặc cánh tay.
- Chấn thương, biến dạng khớp vai và cánh tay.
- Cơn đau vai thường xuất hiện vào ban đêm hay khi nghỉ ngơi, nghiêm trọng hơn khi hoạt động.
- Người bệnh cảm thấy khó khăn khi nâng cánh tay, xoay vai và khi thực hiện những hoạt động khác.
- Sưng nóng đỏ tại vùng bả vai, có thể kèm theo sốt hay các dấu hiệu nhiễm trùng.
- Một số trường hợp có thể xuất hiện những triệu chứng bất thường như đau bụng, khó thở và tăng nhịp tim khi cơn đau xuất hiện.
Nguyên nhân gây đau nhức bả vai
1. Đau cơ bả vai
1.1. Căng cơ
Nguyên nhân gây đau bả vai phổ biến nhất là do những vấn đề từ các cơ và mô. Cơn đau có thể chỉ xuất hiện ở khu vực xương hoặc đi kèm triệu chứng đau tại những nhóm cơ ở vai và lưng.
Việc sử dụng quá sức các cơ ở bả vai cũng dẫn tới căng cơ hoặc chấn thương. Hoặc ở người đang stress nặng, cơ lưng và vai bị căng, co thắt, gây đau tại bả vai, cổ, hoặc lưng.
1.2. Rách cơ chóp xoay vai
Rách cơ chóp xoay vai là tình trạng các cơ xoay của khớp vai bị rách một phần hoặc toàn phần. Đây là một bệnh lý phổ biến ở khớp vai. Tình trạng này giống như một cỗ máy khi đã vận hành quá lâu sẽ làm cho các gân cơ chóp xoay bị thoái hoá, mài mòn, dẫn tới hiện tượng chóp xoay bị rách/đứt.
1.3. Hội chứng đông cứng khớp vai
Đây là một hội chứng đau khớp vai thường gặp. Tình trạng đau này do viêm quá mức của khớp thường khởi phát sau chấn thương hoặc tự nhiên. Biểu hiện của đông cứng khớp vai là đau, đặc biệt là đau nhiều về đêm, cứng khớp vai gây hạn chế vận động. Tình trạng bệnh lý này có thể tử giới hạn sau 2-3 năm nhưng cần được điều trị và tập phục hồi chức năng nhằm lấy lại vận động cho khớp vai.
1.4. Hội chứng đau cân cơ
Hội chứng đau cân cơ (rối loạn chức năng – MFPDS) là một rối loạn đau mạn tính. Khi nhấn vào điểm nhạy cảm trong cơ bắp của người bệnh (các điểm trigger) sẽ gây ra tình trạng đau tại vùng khác không liên quan vùng bị đau của cơ thể. Đây là tình trạng đau quy chiếu (referred pain).
1.5. Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là một bệnh lý gây đau toàn thân. Triệu chứng đặc trưng là các cơn đau từ sâu bên trong cơ, nhưng khó xác định chính xác vị trí đau. Bên cạnh cơn đau, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng bỏng rát kèm theo, lan tỏa ra những khu vực khác trong thời gian dài.
Cơn đau có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào như cơ, xương, gân, dây chằng và những tổ chức phần mềm khác. Tuy nhiên, triệu chứng đau thường tập trung ở vùng cổ, vai, gáy, khu vực cột sống thắt lưng, khuỷu tay và hai bên đầu gối.
Cách chữa đau nhức bả vai hiệu quả
Các trường hợp đau nhức bả vai tùy theo mức độ và nguyên nhân mà có thể áp dụng nhiều cách điều trị khác nhau.
4.1. Thư giãn cho khớp vai
Phương pháp này có thế áp dụng khi đau nhức bả vai do rướn tay quá mức, khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc khi làm những công việc nặng nhọc. Hầu hết các cơn đau do các nguyên nhân này đều có thể tự khỏi nếu bạn dành đủ thời gian để nghỉ ngơi cho cơ thể hồi phục và tránh làm việc hay hoạt động nhiều. Việc này sẽ giúp các cơ bắp, sụn đệm, dây chằng vùng bả vai đang chịu áp lực căng thẳng vì hoạt động quá mức được thả lỏng và thư giãn hơn.
Tuy nhiên, các bác sĩ cùng khuyên người bệnh rằng chỉ áp dụng biện pháp này tối đa là 3 ngày. Nếu sau thời gian này mà tình trạng đau vẫn chưa đỡ thì nên lựa chọn phương pháp khác vì nằm nhiều quá sẽ gây mỏi lưng và hạn chế lưu thông tuần hoàn.
4.2. Chườm nóng là cách chữa đau nhức bả vai
Chườm nóng là một trong những cách chữa đau nhức bả vai. Nhiệt lượng tỏa ra từ các vật nóng sẽ giúp phần cơ bả vai đang căng cứng sẽ được giãn ra, tăng lưu thông máu chảy đến khu vực đau, giúp giảm tình trạng đau nhức, sưng viêm tại bả vai. Ngoài ra, phương pháp này cũng sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thư giãn hơn.
4.3. Uống thuốc giảm đau
Nếu các cơn đau ở mức độ dữ dội, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, không thể vận động bất cứ động tác nào hoặc tình trạng sưng viêm nặng nề, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để điều trị triệu chứng và giúp giảm sưng viêm.
Tùy theo mức độ đau mà người bệnh sẽ được kê chủ yếu 2 nhóm sau:
- Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs: Đây là loại thuốc giảm đau nhức ở mức độ vừa và nhẹ, đồng thời giúp đối phó với tình trạng sưng viêm. Loại thuốc này chuyên dùng để đối phó với tình trạng đau nhức do viêm gây ra. Một số thuốc thường được dùng trong nhóm này là: Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen sodium,…
- Thuốc giảm đau: Đây là những thuốc giúp cải thiện tình trạng đau nhức nặng nề một cách nhanh chóng nhờ vào sự ức chế tín hiệu gây đau từ hệ thần kinh. Thuốc có tác dụng sau khoảng 10 – 15 phút từ khi sử dụng, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu nhanh chóng. Một số ví dụ về các loại thuốc giảm đau là: Acetaminophen, Aspirin, …
4.4. Xoa bóp bấm huyệt và Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp áp dụng nguyên lý Tây y và Y học cổ truyền. Người bệnh sẽ được xoa bóp bấm huyệt, châm cứu để giãn cơ, thư giãn vùng bả vai sưng đau sau đó sử dụng các phương pháp trị liệu vật lý để nâng cao hiệu quả. Người bệnh sẽ được điều trị giảm đau bằng xung điện, nhiệt năng, sóng ngắn hoặc sóng siêu âm.
Cùng với đó, các phương pháp như kéo dãn, nắn, tập các bài tập vận động chuyên cho vùng bả vai sẽ giúp người bệnh điều trị tình trạng đau nhức bả vai mà chưa cần phải áp dụng các phương pháp can thiệp khác.
4.5. Điều trị phẫu thuật
Nếu tình trạng đau nhức bả vai do nguyên nhân chấn thương, bệnh lý khớp vai hoặc sau khi áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không hiệu quả, người bệnh nên được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa và áp dụng biện pháp can thiệp phẫu thuật.
Phẫu thuật sẽ giúp các khớp và xương được trở lại đúng cấu trúc giải phẫu cũng như điều trị nguyên nhân gây sưng đau bả vai dai dẳng.
Nếu đọc được những thông tin này hãy gọi ngay số hotline 0394 215 198 để đặt lịch khám và tư vấn bởi chuyên gia. Giá khám bệnh chỉ 50.000 VNĐ (năm mươi nghìn đồng) rất rẻ.
Các công việc từng phụ trách của Bác sĩ
- Khoa Chỉnh hình bỏng tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa
- Phó giám đốc trung tâm khoa học lâm sàng trường Y Thanh Hóa
- Tiến sĩ Chuyên ngành chấn thương tạo hình – Xương khớp tại Học viện quân Y
- Nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành chấn thương tạo hình tại Học Viện Quân Y
- Hội đồng khoa học của trường y Thanh Hóa
TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH NGOẠI XƯƠNG KHỚP TẠO HÌNH CHỈNH HÌNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y