Câu hỏi là khám còi xương, dinh dưỡng cho nhi ở đâu tại Thanh Hóa, địa chỉ khám nhi uy tín ở Thanh Hóa.
Đối với những người làm mẹ, ai cũng muốn con mình có một cơ thể khỏe mạnh, hồng hào, đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển một cách tốt nhất. Và vấn đề đáng lưu tâm của các người mẹ đó là con mình có hấp thụ được các chất dinh dưỡng hay không, có bị còi xương hay không?
Mục lục bài viết
Bệnh còi xương là gì?
Bệnh còi xương là căn bệnh phổ biến ở trẻ. Ở Việt Nam tỉ lệ bệnh còi xương chiếm khoảng 9-10% ở trẻ em dưới 3 tuổi. Bệnh này rất nguy hiểm, gây nhiều biến chứng về sau cho trẻ. Vì thế việc nhận biết trẻ bị còi xương để có biện pháp điều trị kịp thời là một điều vô cùng cần thiết
Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ em cũng khá cao so với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia. Tỷ lệ trẻ đến khám bị còi xương năm 2009-2010 đã lên tới 60%.
Bệnh còi xương hay xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân, hay bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp (đặc biệt là tiêu chảy). Đây là bệnh toàn thân, ảnh hưởng không những đến hệ xương mà còn đến cả thần kinh, cơ, máu…
Nguyên nhân còi xương ở trẻ là do trẻ thiếu vitamin D làm cho cơ thể trẻ không hấp thu đủ lượng canxi ở ruột và thiếu canxi trong máu, do đó cơ thể phải tăng sinh nội tiết tố hoócmôn cận giáp trạng dẫn đến giảm tái hấp thu phốt phát ở thận và cũng làm giảm phốt phát trong máu gây nên hiện tượng rối loạn chức năng thần kinh.
Do hiện tượng thiếu vitamin D dẫn đến thiếu sự hấp thu canxi trong máu cho nên cơ thể có sự tự điều chỉnh bằng cách huy động canxi từ xương đưa vào máu làm cho xương thiếu canxi gây nên còi xương, loãng xương.
Địa chỉ khám còi xương cho trẻ ở Thanh Hoá
LỊCH KHÁM BỆNH:
Tất cả các ngày, kể cả Thứ 7, Chủ Nhật & ngày nghỉ lễ.
Sáng: 7h30 – 11h30 ; Chiều: 13h30 – 17h00
Liên hệ qua zalo 0394 215 198
Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km
TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD
Chúng tôi với nhiều bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong khám bệnh cho trẻ em chắc chắn sẽ làm hài lòng với thời gian và túi tiền của bạn khi đến với Phòng khám đa khoa Hải Ngoại
GIAI ĐOẠN ĐẦU CÓ DẤU HIỆU TRẺ BỊ CÒI XƯƠNG
Giai đoạn này thường bắt đầu từ 6 tháng đầu đời của trẻ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh.Trẻ thường có biểu hiện như:
– Ngủ không ngon giấc, khi ngủ quẫy đạp không yên
– Hay bị giật mình
– Hay quấy khóc.
– Hay nôn chớ, nấc khi ăn.
– Đổ mồ hôi nhiều
– Trẻ có biểu hiện mọc ít tóc, tóc mọc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy.
– Rụng tóc sau gáy hình vành khăn
– Chậm liền thóp.
– Chậm mọc răng.
– Cơ bắc nhão, chậm biết lẫy, biết ngồi, biết bò, biết đi.
– Tiếng thở rít, khóc lặng từng cơn.
– Hay bị viêm phổi tái đi tái lại.
– Thường xuyên bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống.
Thời kỳ bệnh phát triển rõ rệt thì xương sọ có hiện tượng mềm, thóp rộng và chậm kín (đối với trẻ sơ sinh), có các bướu đỉnh hoặc ở trán gây nên hiện tượng trán nhô ra.
GIAI ĐOẠN TRẺ BỊ CÒI XƯƠNG NẶNG
Giai đoạn này còi xương đã diễn ra ở mức độ nặng nên trẻ sẽ có những triệu chứng rõ hơn, phần lớn liên quan đến cấu trúc bộ xương của trẻ. Với các biểu hiện:
– Hình dáng đầu của bé cũng khác bình thường, phần đỉnh đầu và phía trước nhô tô hơn.
– Xương ở cổ tay có xu hướng nhô hẳn lên.
– Ban đầu thường xuất hiện các nốt ở đầu xương sườn và biến dạng lồng ngực, ngực dô ức gà.
– Xương sườn xương sọ có biểu hiện thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu khép kín.
– Lâu ngày, biến dạng sẽ ảnh hưởng lên chi khi trẻ em đã tập đi: Cong xương chi dưới (chân vòng kiềng), đầu gối vẹo ra ngoài.
– Trẻ bị gù, cột sống vẹo, khung chậu hẹp, chậm phát triển chiều cao.
– Chứng còi xương có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành di chứng nghiêm trọng trong quá trình phát triển đặc biệt là đối với khả năng sinh đẻ của các bé gái.
– Về hệ tiêu hóa thường có hiện tượng táo bón.
CẢNH BÁO: Trẻ bụ bẫm vẫn bị còi xương
Còi xương thể bụ là gì?
Thông thường chỉ có những trẻ biếng ăn, thiếu chất dinh dưỡng, thể trạng thấp bé, nhẹ cân mới bị còi xương. Nhưng thực tế không phải thế, những trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị còi xương.
Biểu hiện của bệnh còi xương thể bụ
Những bểu hiện của bệnh còi xương thể bụ cũng gần giống với bệnh còi xương thông thường như: Trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn sau gáy. Bề ngoài bé có thân hình mập mạp, bụ bẫm, cân nặng đầy đủ nhưng hệ xương mền yếu, cơ nhão… khiến trẻ chậm biết đi, biết nói, cầm nắm.
Nếu trẻ không được chữa trị kịp thời thì dễ mắc các loại bệnh như: dô ức gà, chuỗi hạt sườn, thóp rộng và lâu kín, bướu trán, lồng ngực biến dạng, các đầu xương cổ tay cổ chân bè ra, sau này bé lớn chân vòng kiềng hoặc chữ bát.
Tại sao trẻ bụ bẫm lại bị còi xương?
– Khi còn nhỏ cha mẹ kiêng cữ cho bé quá nhiều, ít hoặc không cho bé tắm nắng, ăn bột quá sớm và ăn với số lượng nhiều gây cản trở đến việc hấp thu canxi.
– Trường hợp này thường hay xảy ra đối với những bé đẻ non, sinh đôi, bé không bú mẹ và những bé sinh vào mùa đông.
– Chế độ ăn uống thiếu canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất, bé thường bị tiêu chảy hay mắc các bệnh về tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D3.
– Do di truyền
Khắc phục tình trạng còi xương thể bụ ở trẻ
Đối với những trẻ còi xương thể bụ thì cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân nên không cần quá tăng cường thêm dinh dưỡng mà nên cho trẻ ăn cân đối các thành phần và chú trọng và những thực phẩm giàu canxi cho bé. Cụ thể như sau:
-Các loại trái cây giàu canxi mà hạn chế tình trạng tăng cân cho bé như: táo, bưởi, thăng long,…cho trẻ ăn ít các loại trái cây chứa nhiều đường như: mít, vải, nhãn,…
-Các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá, tôm,…giàu canxi mà lại ít năng lượng, tốt cho trẻ còi xương thể bụ.
-Ngoài ra, với trẻ còi xương thể bú mẹ có thể lựa chọn cho trẻ uống sữa tách béo hoặc sữa tươi không đường nhằm vẫn cung cấp đủ dưỡng chất mà không kích thích trẻ tăng cân nhanh.
Xây dựng chế độ ăn giảm tinh bột, hạn chế đồ chiên xào đối với trẻ bị thừa cân. Một số thực phẩm giàu tinh bột cần ăn hạn chế như bánh mỳ, bột mì, cơm…
Những loại thực phẩm cao năng lượng như mỡ, bơ, bánh kẹo, socola, phômai chứa nhiều chất béo cũng là những thực phẩm mẹ nên tránh sửdụng cho bé.
Xây dựng chế độ ăn cân đối các thành phần, tránh ăn thiên quá nhiều về đạm và không nên nhồi nhét hay ép bé ăn nhiều quá mức.
Bổ sung các thực phẩm chức năng có bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ nếu như cần thiết.
ĐIỀU TRỊ TRẺ CÓ BIỂU HIỆN CÒI XƯƠNG VÀ ĐÃ BỊ CÒI XƯƠNG NHƯ THẾ NÀO?
MẸ NÀO CŨNG NHẦM LẪN VIỆC NÀY
CẢNH BÁO: Các mẹ nhìn nhận SAI LẦM trong việc trẻ thiếu Vitamin D, CỨ HỎI: con bị rụng tóc, đổ mồ hôi nhiều, … có phải là do thiếu CANXI không? Nhiều mẹ còn nói luôn là đã mua canxi cho con uống nhưng sau không thấy cải thiện?
Trẻ còi xương chính là do thiếu VITAMIN D chứ KHÔNG PHẢI THIẾU CANXI, Từ việc thiếu vitamin D sẽ dẫn đến khiến cơ thể HẤP THU KÉM CANXI (đó là ảnh hưởng của việc thiếu vitamin D), chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh còi xương hay rụng tóc hình vành khăn ở trẻ. Nếu bổ sung canxi sẽ không giải quyết được gì. Có bổ sung canxi mà kg có vitamin D thì cơ thể cũng kg hấp thu được
Ngoài ra, Các trường hợp trẻ CÒI XƯƠNG mà bị nhẹ cân hay suy dinh dưỡng thì không chỉ bổ sung VITMIN D hay canxi là đủ, là có thể cải thiện tình trạng của con.
TẠI SAO VẬY?
VÌ, Một khi con bị còi xương đã ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỂ CHẤT, ĐÃ CHẬM PHÁT TRIỂN thì cần giải quyết toàn diện mới “cứu vãn” được tình hình.
Nên nhiều mẹ đã mua D3 và canxi về cho con uống 5-6 tháng trời cũng không cải thiện được tình hình là vậy vì cũng không giải quyết được gì trong giai đoạn con đã bị chậm phát triển.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ SƠ SINH
Triệu chứng lâm sàng
Dấu hiệu thần kinh
Các dấu hiệu xuất hiên sớm:
Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giât mình.
Ra mồ hôi trộm cả khi trời lạnh.
Rụng tóc ở gáy – gọi là dấu hiêu “chiếu liếm” thường xảy ra muộn hơn do trẻ ngứa ngáy, kích thích, nằm hay lắc đầu.
Dấu hiệu ở xương
Mềm xương là những dấu hiệu sớm:
Xương sọ: mềm, ấn vào có thể gây lõm như ấn vào quả bóng nhựa; thóp rộng, bờ thóp mềm, châm liền thóp.
Răng: thường mọc châm và mọc lộn xộn.
Mềm xương là biểu hiên của tình trạng bệnh đang tiến triển mạnh, cấp tính. Điêu trị đúng trong giai đoạn này sẽ cho kết quả tốt và không để lại những di chứng nặng nề cho trẻ.
Tăng sinh và biến dạng xương:
Xương sọ: Bướu trán, bướu đỉnh tạo cho đầu có hình “lâp phương”.
Xương hàm: Xương hàm dưới thường châm phát triển, hàm trên chìa ra.
Xương lổng ngực:
Khớp sụn sườn ở phía trước ngực tăng sinh phì đại tạo nên “chuỗi hạt sườn”.
Lổng ngực có thể bị biến dạng dô lên ở phía trước như “ngực gà” hoặc bị lõm vào ở vùng ngang vú tạo nên ngực “hình chuông”.
Xương tay:
Đầu dưới xương trụ, xương quay tăng sinh phì đại tạo nên “vòng cổ tay” .
Xương chân:
Đầu dưới xương chày tăng sinh phì đại tạo thành “vòng cổ chân”.
Do xương loãng, mềm và lại phải tải gần như toàn bộ trọng lượng cơ thể cho nên hai chân của trẻ còi xương sẽ bị cong như hình chữ “O”; cơ yếu nên khi đứng chân thường dựa đầu gối vào nhau tạo nên hình chữ “X”.
Xương sống: Cong, gù vẹo cũng do cơ chế trên.
Tăng sinh và biến dạng xương là hâu quả của sự mềm xương và là những biểu hiên muộn của bệnh còi xương. Những biến dạng trên đây thường để lại những di chứng vĩnh viễn, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà đối với trẻ gái còn gây nên những khó khăn đáng kể trong sinh đẻ do sự biến dạng của khung châu.
Hệ cơ
Trương lực cơ giảm, gây nên hiên tượng bụng ỏng, trẻ châm biết ngổi, đứng, đi. Do vây dễ bị gù vẹo cột sống, chân hình chữ ‘X’.
Hệ tạo máu
Trẻ còi xương thường có thiếu máu nhược sắc, da xanh, niêm mạc nhợt, hổng cầu to, gan lách thường to.
Trẻ bị còi xương phải làm sao?
Nhận định
Thăm khám toàn diên để xác định các dấu hiệu còi xương: Các dấu hiệu thần kinh, thóp có rộng không? bờ thóp có mềm không? có biểu hiên hạ calci huyết không? (có co giât không?) các xương có biến dạng không? Sự biến dạng của xương và giảm trương lực cơ đã ảnh hưởng như thế nào đến các chức năng khác như hô hấp, vân động? Khám xem trẻ có thiếu máu không? Trẻ bụ bẫm hay gầy còm? Khai thác nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ…
Chẩn đoán và chăm sóc
Các chẩn đoán chăm sóc có thể gặp:
Ra mổ hôi trộm nhiều, ngủ hay giât mình do rối loạn thần kinh thực vât liên quan đến thiếu vitamin D.
Thóp châm liền do rối loạn quá trình tạo xương vì thiếu Vitamin D.
Đầu to, đầu có nhiều bướu do rối loạn quá trình tạo xương vì thiếu Vitamin D.
Da xanh, niêm mạc nhợt do thiếu máu.
Biến dạng xương do loãng xương.
Co giât, co cứng do hạ calci máu
Can thiệp điều dưỡng: Trẻ bị còi xương nên uống thuốc gì
Dựa vào các chẩn đoán điều dưỡng để đưa ra những can thiệp phù hợp:
Với chẩn đoán “Co giât, co cứng do hạ calci máu”:
Can thiệp điều dưỡng trước tiên là thực hiện y lệnh tiêm tĩnh mạch muối calci như calci gluconat hoặc calci clorid 0,5 g. Chú ý: tiêm châm, không để chệch ven!
Các ngày sau: Cho bệnh nhi uống muối calci 1 – 2 g/ngày, đổng thời động viên bệnh nhi “tắm nắng” mỗi ngày 15 – 30 phút vào lúc 7 – 8 giờ sáng hoặc cho bệnh nhân uống Viamin D2 mỗi ngày 10 000 – 20 000 đv trong thời gian 30 đến 60 ngày.
Với chẩn đoán “Ra mổ hôi trộm nhiều, ngủ hay giật mình do rối loạn thần kinh thực vật liên quan đến thiếu vitamin D”:
Dùng Vitamin D2 600.000 – 800.000 đv/ đợt điều trị. Chia đều cho bệnh nhân uống trong vòng 30 – 60 ngày.
Cách dùng vitamin D 600.000 đv/liều duy nhất, hiên nay ít được áp dụng, vì dễ gây ngộ độc.
Nếu không có vitamin D2 để uống hoặc D3 để tiêm thì có thể tạo ra chúng từ tiền vitamin D bằng cách đưa trẻ đi chiếu đèn cực tím trong vòng 15 ngày: ngày đầu 2 phút, sau đó tăng dần mỗi ngày thêm 1 phút để đến ngày cuối (ngày thứ 15) có thời gian chiếu là 20 phút.
Cho bệnh nhi uống muối calci 1 – 2 g/ngày.
Giải thích cho người nhà biết nguyên nhân gây nên các dấu hiệu lâm sàng để họ yên tâm;
Nhắc nhở để người nhà thường xuyên lau mổ hôi nhằm đề phòng nhiễm lạnh cho trẻ.
Nhắc nhở người nhà đảm bảo chế độ ăn đầy đủ, giàu vitamin D cho cả mẹ và con. Cho trẻ tắm nắng thường xuyên khi có điều kiện. Xoá bỏ tập quán ăn kiêng mỡ.
Với chẩn đoán điều dưỡng “Biến dạng xương do loãng xương”:
Mời bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình hội chẩn, để có biện pháp điều trị.
Động viên gia đình yên tâm cho con nằm điều trị.
Giữ ấm, giữ vệ sinh nhằm đề phòng bội nhiễm.
Cách phòng bệnh còi xương cho trẻ
Đối với mẹ
Phòng bệnh còi xương cần phải bắt đầu từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, vào 3 tháng cuối của thời kỳ phát triển trong bào thai. Trong thời gian này, nên cho mẹ uống mỗi ngày 1000 đv vitamin D hoặc uống 1 liều duy nhất là 100 000 đv, nếu người mẹ không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (mùa đông).
Đối với con
Ăn uống: Tốt nhất là cho trẻ bú mẹ. Khi ăn sam cần đảm bảo đầy đủ các chất đạm, mỡ, đường, vitamin và muối khoáng. Khi cai sữa cần đảm bảo mỗi ngày từ 200 – 400 ml sữa cho trẻ.
Tận dụng các yếu tố thiên nhiên: Cần cho trẻ chơi ở ngoài trời với thời gian thích hợp để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là vào buổi sáng.
Phòng bệnh đặc hiệu bằng vitamin D:
Dùng vitamin D mỗi ngày 1000 – 2000 đv liên tục từ 3 đến 6 tháng (tổng liều là 200 000 đv). Có thể dùng 1 liều duy nhất 200 000 đv vào mùa đông.
Dùng vitamin D là biện pháp chắc chắn nhưng phải thận trọng. Đối với trẻ có nguy cơ còi xương, nhưng đẻ ra có thóp trước nhỏ hoặc liền trước 8 tháng tuổi thì không được dùng vitamin D. Đối với những đứa trẻ này, nếu cho dùng vitamin D, thóp sẽ liền quá sớm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não.
ĐIỀU CẦN NHẤN MẠNH VỚI CÁC MẸ:
Mẹ nào có con bị còi xương (có các dấu hiệu trẻ đã bị còi xương) mà bị cả nhẹ cân hay suy dinh dưỡng, nếu nhờ bác sĩ tư vấn cải thiện ngay cho con thì HÃY SUY NGHĨ THẬT KỸ.
Xem có tin tưởng một số thông hoàn toàn không? Vì các trường hợp như vậy không có cải thiện cho nhanh được. Nếu chưa tin tưởng hoàn toàn thì CẦN PHẢI mang con đi trị ngay tại các trung tâm Y tế và dinh dưỡng.
Để càng lâu càng hại cho con, đừng để mai mốt con nó lớn, nó thấp bé èo uột, học xong xin việc làm cũng khó khăn, lấy chồng lấy vợ thì khó sinh con, … com nó sẽ OÁN mẹ.
Nhiều mẹ có con suy dinh dưỡng và nhiều dấu hiệu của trẻ còi xương lè ra đó mà cứ vô tư thấy sợ luôn.
Không hiểu được là: trẻ mà suy dinh dưỡng hay bị còi xương kéo dài không tri dứt điểm là khỏi lớn luôn, sinh lý cũng không thể phát triển bình thường, khả năng sinh sản giảm, không chỉ thể chất mà trí não cũng bị ảnh hưởng.
Nhiều mẹ cứ nói thấy con lanh lắm, nghịch lắm, …, đó là vì vẫn chưa tới giai đoạn bị ảnh hưởng. Trí não không như thể chất, để mà đến lúc nó bị ảnh hưỡng tới thì khỏi trị luôn!!!