CHỮA ĐAU LƯNG, ĐAU CỘT SỐNG CỔ, ĐAU BẢ VAI TỐT UY TÍN TẠI THANH HÓA

“CHỮA ĐAU LƯNG, ĐAU CỘT SỐNG CỔ, ĐAU BẢ VAI TỐT UY TÍN TẠI THANH HÓA”

Bạn bị đau mỏi lưng, đau lâu ngày, đau từng cơn mãi mà vẫn không khỏi, dùng nhiều thuốc nhưng vẫn không có tiến triển. Phòng khám của chúng tôi với BS dày dặn kinh nghiệm trong chữa bệnh cơ xương khớp cho bệnh nhân với lộ trình điều trị ngắn nhất sẽ giúp bạn chấm dứt cơn đau lưng phiền toái của mình với chi phí phải chăng nhất.

Chúng tôi có nhiều phác đồ điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân đến từ nhiều vùng khác nhau từ chuyên gia học viện quân y chuyên chấn thương chỉnh hình tạo hình của chúng tôi. Nhiều người đã khỏi đau lưng, đau nhức cơ khớp khi đến với chúng tôi, Còn bạn thì sao, Nếu đã đọc được dòng chữ này rồi hãy nhấc máy và gọi điện ngay cho chuyên gia của chúng tôi

ĐỊA CHỈ CHỮA ĐAU LƯNG Ở THANH HÓA

LỊCH KHÁM BỆNH:

Gọi điện trực tiếp để đặt lịch khám bệnh qua hotline 0977 215 198

Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km

Website: http://phongkhamdakhoahaingoai.com/vi/

Facebookhttps://www.facebook.com/khamcoxuongkhopothanhhoa

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quảng Đức, Quảng Xương, Thanh Hóa. Ngay YODY Quảng Xương – Đường Quốc Lộ 1A rẻ vào đi thẳng 2km là đến phòng khám.

TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD

Chi phí khám Xương Khớp ở Phòng khám Hải ngoại Thanh Hóa hiện tại là 50.000 VNĐ

Đau mỏi lưng là bệnh phổ biến hiện nay, chúng đe dọa mọi đối tượng ở rất nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên con số thống kê thực tế cho thấy tỷ lệ nam giới mắc chứng đau lưng cao gấp hơn 3 lần nữ giới. Bệnh đau lưng tuy không gây chết người nhưng nếu để thành mạn tính sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống.

Chữa bệnh đau lưng là 1 cuộc chiến cam go chưa có hồi kết, dù có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bất cứ ai khi gặp phải căn bệnh này đều rất khổ sở với những cơn đau khó chịu. Đau lưng dù ít hay nhiều cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, với nam giới – những người được coi là trụ cột của gia đình thì bệnh đau lưng khiến họ suy giảm sức khỏe, cản trở công việc, đôi khi còn ảnh hưởng đến cả những người khác trong gia đình.

Đau lưng là gì?

Đau lưng là cảm giác đau nhức xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên lưng (tính từ đỉnh đốt sống ngực đến đốt sống thắt lưng cuối). Khi bị đau lưng ở mức độ nhẹ, người bệnh vẫn có thể thực hiện các hoạt động, duy trì sinh hoạt hàng ngày và thường được cải thiện trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu cơn đau lưng tiếp tục kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân đau lưng

Đau lưng có nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh lý hoặc do hoạt động hàng ngày sai tư thế. Dưới đây là 1 số nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến đau lưng:

Thoát vị đĩa đệm: là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí bình thường. Biểu hiện ban đầu là cảm giác đau nhức vùng cột sống thắt lưng và vùng xương cùng. Ngoài ra, một số người bệnh còn xuất hiện cơn đau nhức từ sống lưng lan xuống mông, đùi và bàn chân.

Thoái hóa cột sống: gây ra những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, kèm theo dáng đi không bình thường, cảm giác khó chịu, lưng có dấu hiệu còng xuống.

Loãng xương: Nếu cơn đau diễn ra dữ dội ở phần lưng trên hoặc lưng giữa, kèm theo triệu chứng “lùn” đi khoảng 2cm trở lên…là những dấu hiệu cảnh báo loãng xương.

Viêm khớp: Bệnh viêm khớp có thể diễn ra ở bất kỳ phần nào của lưng, nhưng thường xảy ra ở phần thắt lưng phổ biến nhất.

Sỏi thận: Khi bị sỏi thận, bệnh nhân thường thấy đau từng cơn dữ dội ở vùng thắt lưng. Cơn đau xuất phát từ hai hố thắt lưng, sau đó lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi.

Gai cột sống: gây ra các cơn đau nhức khó chịu ở vùng thắt lưng, vai hoặc cổ do các gai xương đã chèn ép lên dây thần kinh. Trường hợp nghiệm trọng có thể làm giảm hoặc mất khả năng vận động ở các vùng bị ảnh hưởng.

Đau thần kinh tọa: có thể xuất hiện do bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Cảm giác đau diễn ra từ từ hay đột ngột với tính chất âm ỉ hay dữ dội. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị rối loạn giao cảm, đại tiện không kiểm soát, mất khả năng vận động ở vùng bị ảnh hưởng.

Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý đã được nêu ở trên, tình trạng đau lưng còn xảy ra do những yếu tố dưới đây:

Thoái hóa tự nhiên: Khi tuổi tác càng cao, tỷ lệ mắc các bệnh lý xương khớp càng gia tăng, gây chèn ép lên rễ thần kinh, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi những cơn đau ở vùng lưng.

Chấn thương: chấn thương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thể dục thể thao sai tư thế, ngã từ trên cao tác động lên cột sống,… Trong trường hợp nhẹ người bệnh có thể cảm nhận ngay những cơn đau lưng ở phần mềm. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn, các đốt sống sẽ bị tổn thương, hình thành các gai xương, chèn lên dây thần kinh khiến bạn đau lưng.

Tính chất công việc: Những người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, phải đứng hoặc ngồi lâu cũng là nguyên nhân bị đau lưng.

Stress: Đây cũng là một trong những yếu tố khiến bạn gặp phải những cơn đau lưng. Lúc này, bạn nên thư giãn, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

Bẩm sinh hoặc do di truyền: Nếu trong gia đình có người bị đau lưng mãn tính thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

Triệu chứng đau lưng

Bên cạnh những cơn đau lưng, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  • Đau và cứng khớp ở phía dưới của lưng
  • Đau lưng âm ỉ
  • Cơn đau lưng bắt đầu từ vùng thắt lưng rồi lan xuống vùng hông, căng chân, bàn chân
  • Đôi khi người bệnh bị tê ran và ngứa chân
  • Khó khăn trong việc di chuyển, các cơn đau có xu hướng gia tăng khi đi bộ, chạy bộ hoặc vận động mạnh, quá sức

Nếu các cơn đau lưng kéo dài kèm theo những triệu chứng dưới đây, bạn cần liên hệ ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm:

  • Đau lưng kèm với sốt và ớn lạnh, buồn nôn
  • Người bệnh gặp các cơn đau nhiều hơn vào ban đêm hoặc đau lan xuống bụng dưới
  • Cơn đau có xu hướng trở nên nặng hơn, đặc biệt đối với người trên 50 tuổi hoặc nhỏ hơn 20 tuổi hoặc người đã từng bị ung thư
  • Người bệnh gặp phải triệu chứng tê và yếu liệt chân, mất cảm giác chi dưới
  • Bí tiểu hay tiểu tiện không tự chủ

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi lưng bị đau sau một chấn thương nặng hay cơn đau không khỏi sau 2 tuần tự điều trị, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, khi có các triệu chứng dưới đây, người bệnh cũng cần nhanh chóng đến bệnh viện để có biện pháp can thiệp kịp thời, cụ thể:

  • Đau lưng kèm sốt và ớn lạnh.
  • Cơn đau trở nặng vào ban đêm hay đau lan xuống bụng dưới.
  • Cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là với người trên 50 tuổi hay nhỏ hơn 20 tuổi hay người từng bị ung thư.
  • Cơn đau dai dẳng kèm cảm giác tê và yếu liệt chân.
  • Bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ.

Bác sĩ bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành ngoại xương khớp tạo hình chỉnh hình tại Học viện Quân Y