Bạn đang tìm 1 địa chỉ tin cậy ở Thanh Hóa để cắt bỏ phần sẹo xấu xí của mình do taI nạn hay phỏng nước. Xin chúc mừng bạn như vậy bạn đã tìm đúng địa chỉ rồi đấy. Chúng tôi có những BS, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này
Việc của bạn là hãy nhấc điện thoại và gọi ngay cho chuyên gia của chúng tôi
Mục lục bài viết
Địa chỉ xóa sẹo lồi ở Thanh Hóa
Lịch khám bệnh xương khớp – Tạo hình:
Thứ 7 và Chủ Nhật (Các bạn nên gọi điện xác nhận đặt hẹn trước khi đến)
Liên hệ 0977 215 198
Chi phí khám bệnh ở Phòng khám Hải ngoại Thanh Hóa hiện tại là 50.000 VNĐ
➡ Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km
Bạn đến với phòng khám chúng tôi sẽ được tư vấn tận tình về Sẹo của bạn! Bạn còn chần chừ gì nữa mà không nhấc máy gọi điện cho chúng tôi!
Nên cắt sẹo lồi ở đâu Thanh Hóa
Bác sĩ chính làm: Thạc sĩ Nghiên cứu sinh – Đang bảo vệ luận án tiến sĩ tại học viện Quân Y Hà Nội.
Các công việc từng phụ trách của Bác sĩ
- Khoa Chỉnh hình bỏng tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa
- Phó giám đốc trung tâm khoa học lâm sàng trường Y Thanh Hóa
- Thạc sĩ Chuyên ngành chấn thương tạo hình – Xương khớp tại Học viện quân Y
- Nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên nghành chấn thương tạo hình tại Học Viện Quân Y
- Hội đồng khoa học của trường y Thanh Hóa
Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi (keloid) là kết quả của sự phát triển quá mức tổ chức xơ sau tổn thương da, làm vùng tổn thương nổi cao trên mặt da, lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo. Sẹo lồi không bao giờ giảm theo thời gian, có màu hồng hoặc tím, bề mặt nhẵn, thường gây cảm giác ngứa, đôi khi đau khi chạm vào.
Sẹo lồi khác với sẹo phì đại, sẹo phì đại phát triển ngay sau khi bị chấn thương nhưng chỉ lớn trong giới hạn của sẹo, thường dừng phát triển và giảm sau 1 – 2 năm.
Sẹo lồi có thể gặp ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất ở những vùng da căng, thường xuyên cử động như ngực, lưng, bả vai, cũng có thể ở những vùng da ít di động và ít sức căng như dái tai.
Nguyên nhân gây sẹo lồi?
Sẹo lồi thường xuất hiện sau khi da bị tổn thương, có thể do:
– Chấn thương, vết rách da do tai nạn.
– Vết cắt do phẫu thuật các loại ( bướu cổ, tim, ruột thừa, mổ lấy thai, thẩm mỹ: căng da mặt, đặt túi ngực, cắt mỡ bụng…).
– Bỏng da.
– Một số bệnh da như mụn trứng cá, nhiễm trùng da,…
Tuy nhiên, tổn thương da chỉ có thể trở thành sẹo lồi khi có những yếu tố nguy cơ sau:
– Người có cơ địa sẹo lồi, tức là ở những người đã có sẹo lồi trước đó.
– Vết thương căng quá hoặc chùng quá.
– Tồn tại vật lạ trong da.
Ở người da màu, tỷ lệ có cơ địa sẹo lồi rất cao, chiếm 15-20% , hơn 15 lần so với người da trắng. Với người có cơ địa sẹo lồi thì bất cứ vết rách gây tổn thương ngoài da nào, kể cả vết kim chích, cũng có thể tạo ra sẹo lồi ngay tại vị trí đó.
Các phương pháp điều trị sẹo lồi
Sẹo lồi có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp với mức độ thành công khác nhau. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ và không có một liệu pháp duy nhất nào luôn luôn thành công. Nhiều báo cáo điều trị thành công sẹo lồi trong y văn là không đúng sự thật. Trị liệu có thể giúp cho sẹo lồi trở nên nhỏ hơn, mềm và phẳng dần chứ không thể làm mất đi sẹo, tức là không thể giúp cho vùng da sẹo trở lại bình thường như da lành xung quanh.
– Dự phòng là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị sẹo lồi:
+ Không nên tiến hành những thủ thuật thẩm mỹ không cần thiết ở những người có cơ địa sẹo lồi.
+ Nên tránh những thủ thuật tối đa ở giữa ngực; những vùng tổn thương da hậu phẫu phải được điều trị bằng những kháng sinh thích hợp để tránh nhiễm trùng.
+ Tất cả những vết thương do phẫu thuật phải được đóng lại với độ căng bình thường nếu có thể, không nên cắt ngang khoảng cách giữa các khớp và nên cắt da theo hình elipse nằm ngang theo cùng hướng với đường căng của da.
– Nội khoa: Corticosteroids, Interferon, 5-fluorouracil, Imiquimod.
– Ngoại khoa: cắt bỏ và phẫu thuật lạnh.
– Xạ trị và các biện pháp vật lý khác.
Sẹo lồi, một bệnh ngoài da lành tính về mặt nội khoa, là những tổn thương thứ phát từ một đáp ứng mô liên kết quá thừa ở những người có khuynh hướng tạo sẹo lồi. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ nhưng việc này cũng đặt ra một thách thức lớn cho các bác sĩ vì tỉ lệ tái phát cao và thường không đáp ứng hoàn toàn với điều trị. Mặc dù tiêu chuẩn vàng hiện nay là cắt bỏ sẹo rồi tiêm Steroid hoặc dùng những liệu pháp phụ trợ khác nhưng, rất nhiều những chọn lựa điều trị đã chứng minh cho thấy rằng không có một liệu pháp duy nhất nào đạt hiệu quả 100%. Vì vậy y học còn cần phải nghiên cứu nhiều hơn về việc điều trị sẹo lồi.