CHỮA ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP UY TÍN TẠI THANH HÓA – KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP BỞI CHUYÊN GIA
Mục lục bài viết
ĐỊA CHỈ KHÁM CHỮA XƯƠNG KHỚP Ở THANH HÓA
LỊCH KHÁM BỆNH:
Gọi điện trực tiếp để đặt lịch khám bệnh qua hotline 0394 215 198
Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km
TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD
Chi phí khám Xương Khớp ở Phòng khám Hải ngoại Thanh Hóa hiện tại là 50.000 VNĐ
NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU VAI TAY
.
Đau nhức xương khớp đừng chủ quan: Đây có thể là nguyên nhân của 6 căn bệnh nguy hiểm
Trong một vài trường hợp hiếm gặp, đau nhức xương khớp có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm, ví dụ như bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc rối loạn tự miễn.
Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn bị đau nhức khớp xương không rõ nguyên nhân hoặc các khớp có những biểu hiện khác lạ mà bạn không thể giải thích? Dưới đây là một số lý do đáng sợ làm đau nhức khớp xương của bạn.
1. Viêm khớp nhiễm trùng
Chuyên gia thấp khớp, tiến sĩ Orrin Troum thuộc Trung tâm y tế Providence Saint John’s Health Center, Santa Monica, California, Mỹ cho biết, “Khớp xương có thể bị nhiễm tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn nếu bạn có một vết cắt hoặc một vết thương quá sâu nhưng lại không rửa sạch vết thương đúng cách. Chỗ vết thương bị sưng phồng gây cho bạn cảm giác đau đớn, sốt cao và ớn lạnh”.
Đầu gối là vùng dễ bị ảnh hưởng nhất, nhưng hông, mắt cá chân và cổ tay cũng rất dễ bị lây nhiễm. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh IV đồng thời tiến hành hút dịch từ khớp bị nhiễm trùng. Nếu không chữa trị kịp thời, viêm khớp nhiễm khuẩn có thể gây nhiễm trùng toàn thân, dẫn đến tử vong.
2. Bệnh gút
Tiêu thụ quá nhiều Protein có thể gây áp lực cho các khớp xương của bạn. “Nếu bạn ăn quá nhiều Protein, cơ thể sản sinh quá nhiều axit uric nhưng không thể bài tiết ra hết,” Tiến sĩ Luga Podesta, giám đốc bộ phận y học thể thao tại Trung tâm Chỉnh hình St. Charles, New York giải thích.
“Điều này gây ra một phản ứng viêm dữ dội được gọi là bệnh gút, và là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Các triệu chứng của bệnh gút như nóng, sưng đỏ, và những cơn đau thường xuất hiện đầu tiên ở ngón chân cái, sau đó lan dần sang các khớp khác.
Ăn quá nhiều chất đạm không phải là nguyên nhân duy nhất. Uống quá nhiều rượu hoặc đồ uống có đường, bị mất nước, hoặc dùng một số loại thuốc (như thuốc chẹn beta) hoặc béo phì cũng là nguyên nhân gây bệnh.
3. Bệnh Lyme
Theo Tiến sĩ Luga Podesta, ước tính có khoảng 30.000 người bị bọ ve đốt mỗi năm. Vi khuẩn từ vết đốt thâm nhập vào máu gây ra các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, sốt, nhức đầu, và nổi vết tròn đỏ trên da trong nhiều trường hợp được gọi là “phát ban mắt bò”. Tuy nhiên rất khó chẩn đoán bệnh nếu bạn không sống trong khu vực đặc hữu của bọ ve.
Nếu bạn không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể lây sang các khớp xương đặc biệt là đầu gối. Bạn cũng có biểu hiện cứng cổ và đau nhức tay chân. Theo thời gian, tim và hệ thống thần kinh của bạn có thể bị nhiễm khuẩn.
4. Lupus ban đỏ
Bệnh rối loạn tự miễn này “có thể phá hỏng tất cả các khớp xương nếu không được chữa trị kịp thời,” Tiến sĩ Orrin Troum cho biết. Hệ thống miễn dịch ở những người bị lupus ban đỏ bị kích động quá mức và tấn công các khớp xương thậm chí da, máu, thận và các cơ quan khác.
Ngoài triệu chứng thông thường như khớp xương sưng phồng đau đớn, bạn có thể phát hiện phát ban hình cánh bướm ngang hai bên má, nhưng mỗi người có một triệu chứng khác nhau. Ngoài ra rụng tóc, khó thở, mất trí nhớ, loét miệng, khô mắt và miệng cũng là dấu hiệu của bệnh.
5. Bệnh lậu
Bệnh lây truyền qua đường tình dục này không chỉ ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục, mà còn gây ra bệnh viêm khớp lậu cầu tàn phá các khớp xương. Bệnh này ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới và, điều đáng ngạc nhiên là bệnh này thường phổ biến ở các cô gái tuổi teen quan hệ tình dục.
Nếu mắc phải bệnh lậu, một vùng khớp sẽ trở nên nóng đỏ và sưng phồng (mặc dù một số người phải chịu đựng các khớp xương sưng to và đau đớn), cùng với các triệu chứng khác của bệnh lây qua đường tình dục, bao gồm cảm giác bỏng rát khi đi tiểu, cũng như chảy mủ dương vật hoặc tăng tiết dịch âm đạo.
6. Bệnh thấp khớp
Có thể bạn không bất ngờ khi thấy bệnh thấp khớp được nêu trong danh sách này. Tuy nhiên viêm khớp dạng thấp rất khác so với viêm xương khớp, chứng thoái hóa khớp thường phát triển theo tuổi tác.
Bệnh thấp khớp là bệnh tự miễn, và là bệnh của phụ nữ: Trong số hơn 1,3 triệu người mắc bệnh có đến 75% là phụ nữ. “Rất đáng lo ngại khi thấy bệnh này xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi,” Tiến sĩ Orrin Troum cho biết.
Các khớp bị sưng và cảm giác cứng vào buổi sáng là triệu chứng phổ biến của bệnh. Ngoài ra bạn cũng cảm thấy mệt mỏi, sốt, hoặc giảm cân mà không rõ nguyên nhân.
Mặc dù không phải tất cả những nguyên nhân gây đau khớp đều được chữa khỏi, nhưng vẫn có thể được điều trị. Một số bệnh nhân phải sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác theo toa.
Một số khác có thể tự cải thiện tình trạng bệnh theo thời gian. Nhưng bạn vẫn phải đi khám bác sĩ chuyên về viêm khớp nếu nhận thấy bất kỳ đau đớn nào ở vùng khớp xương để đảm bảo được chuẩn đoán đúng và được điều trị kịp thời.
Lưu ý là phòng khám có đầy đủ máy móc thiết bị để cùng Bác sĩ của chúng tôi chẩn đoán bệnh tốt nhất tại Thanh Hóa.
KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM XƯƠNG KHỚP Ở THANH HÓA
Bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám sớm nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội, đặc biệt là trong hoặc sau khi vận động.
- Cứng khớp, dễ nhận thấy nhất là khi thức dậy hoặc sau khi không hoạt động trong thời gian dài.
- Sưng tấy mô mềm quanh khớp do viêm, có thể cảm thấy mềm khi ấn nhẹ hoặc chạm vào.
- Khớp mất tính linh hoạt, khó khăn khi đi đứng, vận động, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
- Cảm giác lạo xạo khi cử động khớp và nghe thấy tiếng kêu răng rắc.
Cũng như nhiều bệnh lý khác, triệu chứng các bệnh lý về cơ xương khớp thường dễ bị bỏ qua trong giai đoạn đầu bởi người bệnh chủ quan cho rằng chỉ là cơn nhức mỏi thông thường. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị, những suy yếu và tổn thương cơ xương khớp có thể vĩnh viễn không phục hồi, dẫn đến mất khả năng vận động, thậm chí tàn tật. Vậy, khám xương khớp ở đâu Thanh Hóa?
Quy trình đi khám xương khớp ở Thanh Hóa
Cần lưu ý một số điều sau khi đi khám, để quá trình khám được thuận lợi, suôn sẻ:
– Khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh, triệu chứng, các kết quả chụp chiếu đã có để đưa ra đánh giá ban đầu cho người bệnh. Nếu đã đủ để chẩn đoán thì bác sĩ sẽ chẩn đoán và cho kết quả luôn.
– Chụp chiếu. Nhiều trường hợp cần phải chụp chiếu thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp (Xquang, có thể là MRI, siêu âm hoặc CT-Scan). Sau đó, chờ có kết quả và mang lại để bác sĩ đọc kết quả. Xem thêm bài viết: Một số chỉ định chụp chiếu khi đi khám Xương khớp.
– Hỏi kỹ. Bạn nên chuẩn bị trước một số câu hỏi, hỏi trực tiếp bác sĩ. Ví dụ: có cần hạn chế vận động không, hoặc có cần tập luyện gì không, có cần lưu ý gì trong khi dùng thuốc không, cần điều trị trong khoảng bao lâu…
Bác sĩ bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành ngoại xương khớp tạo hình chỉnh hình tại Học viện Quân Y