“ĐAU LƯNG – ĐỊA CHỈ UY TÍN CHỮA ĐAU LƯNG TẠI THANH HÓA”
Bạn đang bị đau lưng, đau vai gáy… cơn đau từng lúc hoặc liên tục. Đã đi khám và điều trị nhưng vẫn không khỏi. Phòng khám của chúng tôi có chuyên gia đầu ngành về xương khớp, đã khám và điều trị lộ trình cho nhiều bệnh nhân khỏi. Hãy nhấc máy lên và liên hệ với chuyên gia của chúng tôi ngay tại Thanh Hóa
Mục lục bài viết
Đau lưng là gì?
Đau lưng là các cơn đau tê dọc hay gần cột sống. Tùy theo vị trí đau, bác sĩ sẽ phân thành 4 khu vực chính gồm đau lưng trên, đau lưng dưới, đau lưng giữa, đau lưng một bên (phải hoặc trái). Ngoài ra, đau lưng còn được phân thành 2 loại, cụ thể:
- Đau lưng cấp tính: Tình trạng này thường bắt đầu đột ngột, có thể kéo dài tới 6 tuần.
- Đau lưng mạn tính: Các cơn đau phát triển trong một thời gian dài, thường kéo dài hơn 3 tháng.
Các cơn đau lưng được xác định cấp tính, bán cấp tính hay mạn tính sẽ tùy theo thời gian đau của người bệnh. Cảm giác đau có thể âm ỉ, dữ dội hoặc kèm theo cảm giác nóng rát. Một số trường hợp cảm giác đau có thể lan đến các chi, gây tê bì tay chân hoặc yếu cơ.
Tình trạng đau này có thể xuất phát từ các vấn đề ở cơ, xương, khớp, dây thần kinh hoặc từ những bộ phận cấu thành cột sống. Nhiều trường hợp có thể là do ảnh hưởng từ cấu trúc khác bên trong cơ thể như động mạch chủ, tuyến tụy, túi mật hoặc thận.
ĐỊA CHỈ CHỮA ĐAU LƯNG Ở THANH HÓA
LỊCH KHÁM BỆNH:
Gọi điện trực tiếp để đặt lịch khám bệnh qua hotline 0394 215 198
Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Quảng Xương, Thanh Hóa. Gần Đường 1A đi vào 2km
TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD
Chi phí khám Xương Khớp ở Phòng khám Hải ngoại Thanh Hóa hiện tại là 50.000 VNĐ
Phòng khám điều trị thuốc kết hợp xoa bóp, massage sau liệu trình 5-7 ngày bạn sẽ thấy hết đau lưng, đau mỏi cơ xương.
Đau vùng thắt lưng là triệu chứng phổ biến có thể gặp trong mọi độ tuổi, do nhiều nguyên nhân bao gồm các bệnh lý về xương khớp, bệnh về tiết niệu và do chính thói quen sinh hoạt, tư thế sai trong lao động cũng như nghỉ ngơi.
Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân bệnh lý và thói quen sinh hoạt.
Đau thắt lưng do bệnh lý như người mắc hội chứng đau cơ mạc với triệu chứng đau nhiều lên vai cổ; đau thắt lưng do căng giãn xương cùng chậu gây tǎng nhạy cảm tại chỗ ở vùng lõm của lưng; đau cạnh cột sống do gồm chấn thương của phần diện khớp, cǎng giãn cơ, hoặc là các vết rách nhỏ của vòng xơ đĩa đệm; thoát vị đĩa đệm,…
Ngoài ra, đau thắt lưng do thói quen sinh hoạt không đúng, tư thế sai trong lao động, thậm chí lúc nghỉ ngơi như ngồi, hay nằm không đúng tư thế
Vị trí đau tức lưng thường gặp
Những cơn đau lưng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, cụ thể:
- Đau lưng trên: Tình trạng này thường xảy ra từ cổ tới hết khung sườn. Trường hợp thường gặp nhất là ở đốt sống ngực (T1 – T12). Các cơn đau có thể khởi phát đột ngột và biến mất hay kéo dài dai dẳng, kèm theo cảm giác bỏng rát, tê, ngứa ran, yếu cơ…
- Đau lưng dưới: Xảy ra do tiến trình lão hóa tự nhiên, chấn thương, chuyển động đột ngột, sai tư thế trong khi nâng vật nặng, thừa cân, béo phì… Nếu không điều trị sớm, người bệnh phải chịu đựng các cơn đau dai dẳng đi kèm cảm giác nóng rát, co thắt cơ, căng tức khó chịu.
- Đau lưng giữa: Đây là trường hợp thường gặp, xảy ra ở mọi đối tượng. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau lưng âm ỉ hay dữ dội, tức ngực, tê ngứa ở ngực hay tay, chân…
- Đau lưng bên phải hoặc bên trái: Cơn đau chỉ xuất hiện một bên lưng. Đây thường là dấu hiệu cho thấy sự sai lệch giữa những khớp ở đốt sống vùng chậu, thắt lưng hay khớp hông. Người bệnh nên đi thăm khám sớm để điều trị tận gốc.
Nguy cơ tăng đau thắt lưng
Hầu hết mọi người đều từng trải qua cảm giác bị đau thắt lưng ở độ tuổi 30. Nguy cơ mắc bệnh cũng tăng dần theo tuổi. Ngoài ra, một số lý do khác làm tăng nguy cơ đau thắt lưng:
– Người mắc các bệnh lý về xương khớp như gai đôi cột sống, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, lao cột sống,…
– Người thừa cân béo phì
– Những người làm việc văn phòng, lái xe, những thường xuyên phải ngồi nhiều, ngồi sai tư thế, ít vận động
– Người lao động chân tay, thường xuyên phải bê vác vật nặng
– Chơi thể thao quá sức..
Một số nguyên nhân gây đau lưng khác
Một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ đau mỏi lưng như:
- Tuổi tác: Các cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên hơn ở người lớn tuổi, phổ biến ở người trên 40 tuổi.
- Lười vận động: Thói quen lười vận động làm cho các cơ dần yếu đi do không được sử dụng, đặc biệt là cơ bụng và cơ lưng. Tình trạng này có thể dẫn tới các cơn đau nhức cho người bệnh.
- Thừa cân, béo phì: Tình trạng này sẽ tạo nhiều áp lực lên cho cơ thể, đặc biệt làm vùng lưng bị căng thẳng quá mức khi vận động, di chuyển nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau ở vùng lưng.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý có thể kích hoạt các cơn đau ở lưng như các bệnh viêm khớp, bệnh zona, hội chứng chùm đuôi ngựa, rối loạn giấc ngủ, một số bệnh nhiễm trùng…
- Vấn đề về tâm lý: Cảm giác đau mỏi lưng của bạn có thể là hội chứng đau mỏi cơ do tâm lý (Tension Myositis Syndrome) gây ra. Những áp lực, lo âu, căng thẳng trong công việc, gia đình, cuộc sống, học đường đều có thể làm xáo trộn hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Khi đó, mạch máu co lại khiến máu không lưu thông đủ tới vùng liên quan, một số cơ, thần kinh hay dây chằng sẽ bị thiếu oxy, gây ra cảm giác đau nhức.
- Hút thuốc: Những người có thói quen hút thuốc là thường dễ bị đau lưng hơn người bình thường. Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến cột sống, giảm mật độ xương, làm tăng nguy cơ loãng xương.
Điều trị đau lưng ở Thanh Hóa
Sử dụng thuốc
Tùy theo từng trường hợp cụ thể và tính chất cơn đau, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC)
- Thuốc giảm đau tại chỗ
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc có chứa opioid
- Thuốc chống trầm cảm (Một số loại thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh là có khả năng làm giảm đau lưng mạn tính)
Vật lý trị liệu
Bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập nhằm tăng tính linh hoạt của cơ lưng và cơ bụng, đồng thời cải thiện tư thế trong sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Kiên trì thực hiện thường xuyên những bài tập này có thể giúp người bệnh ngăn ngừa cơn đau tái phát. Ngoài ra, chuyên viên vật lý trị liệu cũng sẽ hướng dẫn cách điều chỉnh chuyển động khi bạn bị đau lưng. Điều này sẽ giúp tránh phát sinh những triệu chứng đau khi người bệnh tiếp tục hoạt động.
Phẫu thuật
Trong nhiều trường hợp chấn thương gãy xẹp đốt sống (L1 tới L5) hay thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng hay khi những phương pháp điều trị nội khoa không còn hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ phải cân nhắc rất kỹ về chỉ định này. Vì phẫu thuật cột sống rất phức tạp, có khả năng xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng, tổn thương thần kinh hay xơ hóa, yếu cơ, xuất huyết, bại liệt, thậm chí là tử vong.
Khi nào cần đi khám đau lưng ở Thanh Hóa
Khi lưng bị đau sau một chấn thương nặng hay cơn đau không khỏi sau 2 tuần tự điều trị, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, khi có các triệu chứng dưới đây, người bệnh cũng cần nhanh chóng đến bệnh viện để có biện pháp can thiệp kịp thời, cụ thể:
- Đau lưng kèm sốt và ớn lạnh.
- Cơn đau trở nặng vào ban đêm hay đau lan xuống bụng dưới.
- Cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là với người trên 50 tuổi hay nhỏ hơn 20 tuổi hay người từng bị ung thư.
- Cơn đau dai dẳng kèm cảm giác tê và yếu liệt chân.
- Bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ.
Phòng khám đã và đang điều trị nhiều bệnh nhân hết mỏi cơ, đau xương khớp bởi chuyên gia Xương Khớp tại Thanh Hóa của Chúng tôi. Nếu bạn đã bị vấn đề xương khớp, chữa nhiều nơi chưa khỏi, chữa chưa tiến triển hãy đến phòng khám của chúng tôi để được kết hợp phương pháp khám và điều trị mới và hiệu quả nhất. Chúng tôi có phòng lưu lại khép kín sạch sẽ cho các bệnh nhân lưu lại.
Với kinh nghiệm điều trị nhiều năm kết hợp điều trị nội ngoại, phục hồi chức năng mang lại kết quả đáng mong đợi cho rất và rất nhiều bệnh nhân. Hãy liên hệ với Phòng khám để đặt lịch và khám bởi chuyên gia của chúng tôi. Lưu ý là phòng khám có đầy đủ máy móc thiết bị để cùng Bác sĩ của chúng tôi chẩn đoán bệnh tốt nhất tại Thanh Hóa. Số điện thoại 0394. 215.198
Bác sĩ chuẩn kinh nghiệm điều trị xương khớp bậc nhất tại Thanh Hóa, kinh nghiệm điều trị khỏi những ca khó khắp mọi nơi từ đột quỵ đến viêm dịch khớp, viêm đau xương khớp, đau do cơ, đau do điều trị tiêm ở nơi khác không khỏi dẫn đến biến chứng.
Chúng tôi nhận và điều trị những ca khó, những ca đã điều trị ở nơi khác không khỏi kể cả Hà Nội chính vì vậy hãy an tâm khi tìm đến phòng khám. Chúng tôi đã nhận điều trị là khỏi
Phòng khám có đầy đủ các loại máy móc hiện đại trong thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác.
Hãy nhấc máy lên gọi và hẹn lịch khám với chuyên gia xương khớp, chỉnh hình tạo hình Bs Tiến sĩ “LÊ NGỌC HẢI “hàng đầu tại Thanh Hóa của Phòng khám. 0394. 215.198