NHIỆT ĐỘ NÀO AN TOÀN NHẤT CHO PHÒNG CỦA BÉ- KHÁM NHI THANH HÓA

“NHIỆT ĐỘ NÀO AN TOÀN NHẤT CHO PHÒNG CỦA BÉ- KHÁM NHI THANH HÓA”

Mỗi năm đến hè là mình lại post lại bài này! Các bậc phụ huynh vì sức khỏe của con trẻ hãy gạt bỏ những tuy duy kinh nghiệm lối mòn của thế hệ đi trước, đại loại kiểu ” tao nuôi mày ngày xưa làm gì có điều hòa mà mày vẫn lớn đấy thôi!”

Không có văn bản thay thế tự động nào.

P/S : OGVT là bác sĩ chuyên ngành mắt nhưng do có hai bé sinh đôi nên rất hay tìm hiểu các kiến thức chuẩn để chăm sóc bé được tốt. Dưới đây là bài dịch liên quan đến nhiệt độ phòng cho bé rất có ích vì kiến thức này đã phổ biến tới rất nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ trên khắp thế giới. Tuy nhiên thông tin này sẽ gây ra nhiều sự tranh cãi giữa nhiều quan điểm tại Việt Nam. Nhưng có điều chúng ta phải nhớ rằng các kết luận này được dựa trên nghiên cứu thực chứng khoa học chứ không dựa vào kinh nghiệm cũng như cảm tính của các bà mẹ. Nếu bạn nào còn e ngại thì có thể đặt nhiệt độ phòng trong khoảng 22-24 độ C. Bạn làm theo hay không thì tùy vì đôi khi thay đổi thói quen quan niệm là một việc khó.

Bài dịch có sự tham vấn thông tin của bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 2, Tp.HCM, Trưởng khoa Nhi – Phòng Khám Quốc tế Victoria Healthcare
———————————————-

Bạn có thể giúp bé ngủ bình an vô sự bằng cách giữ nhiệt độ phòng trong khoảng từ 16 độ C – 20 độ C. Một cái nhiệt kế phòng sẽ giúp bạn luôn để mắt tới nhiệt độ.
Nếu trẻ quá nóng sẽ có nguy cơ dẫn tới hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudden infant death syndrome SIDS) người ta còn gọi hiện tượng này với cái tên là “ Cot death” tam dịch (chết trong nôi). Hội chứng SIDS không phổ biến ở trẻ dưới 1 tháng tuổi, hầu hết phổ biến ở tháng thứ 2. Gần 90% các ca bị SIDS xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nhưng nguy cơ giảm dần khi trẻ lớn hơn và rất hiếm ca SIDS xảy ra sau 1 năm tuổi.
Vào những ngày ấm áp, hãy giữ che bé được mát mẻ bằng cách đóng màn hoặc rèm cửa nhưng mở cửa sổ phòng của bé.
Vào những ngày nóng bức, lau cơ thể bé bằng nước hơi âm ấm và hãy bỏ tất cả đệm mút trong cũi (nôi) của bé để không khí có thể được lưu thông, lúc này bé có thể không cần mặc bất cứ chút quần áo nào. Bạn có thể đặt một chiếc quạt điện trong phòng của bé. Nếu đặt quạt, hãy đặt ở một khoảng cách an toàn và thường xuyên kiểm tra để phòng bé không quá lạnh.
Nếu bạn cho rằng bé đang quá nóng, hãy kiểm tra bụng của bé, nếu thấy nóng, vã mồ hôi hãy loại bỏ một số lớp quần áo cho bé. Đừng bao giờ lo lắng khi tay hoặc chân của bé có vẻ mát vì điều hày hầu như là bình thường.
Trong thời tiết lạnh hơn, bạn không nên bao bọc bé bằng quá nhiều tã lót. Nếu bé dưới 1 tuổi, không nên để bé ngủ với quá nhiều chăn nệm. Thay vào đó bạn có thể dùng túi ngủ không có mũ cho bé, túi nên nhẹ và vừa để bé không bị trượt và bên trong. Nếu Bạn sử dụng túi ngủ hãy chắc chắn rằng nó phù hợp theo mùa hoặc bạn có thể dùng chăn lưới hoặc chăn mỏng để đắp khi cần thiết.

Không bao giờ được đặt chai nước nóng hoặc chăn điện trong cũi của bé cho dù thời tiết lạnh. Đặt cũi của bé đủ xa bộ tản nhiệt và máy sưởi.

Bạn có thể mua một nhiệt kế cho phòng của bé.
Ông Già Vui Tính biên dịch

Ảnh: Khuyến cáo cách mặc quần áo cho trẻ với nhiệt độ tương ứng

—————————————-
Nguyên bản tiếng Anh

What’s the safest temperature for my baby’s room?

You can help your baby to sleep safe and sound by keeping the temperature in his room between 16 degrees C and 20 degrees C. A basic room thermometer will help you to keep an eye on the temperature.

If your baby gets too hot, he may be more at risk of sudden infant death syndrome (SIDS), also known as cot death. SIDS is uncommon in babies who are less than a month old and most common during their second month. Nearly 90 per cent of cases of SIDS happen in babies under six months old. But the risk reduces as your baby grows older, and very few cases of SIDS happen after a year.

On very warm days, keep your baby cool by closing the curtains or blinds and opening a window in his room.

In really hot weather, sponge your baby gently with tepid water and remove any padding from around his cot so the air can circulate. He may not need to wear any clothing at all. You may want to place an electric fan in your baby’s bedroom. If you do, keep the fan well away from your baby’s cot and check regularly that his room is not too cold.

If you think your baby is getting too hot, check his tummy. If it feels hot, or if he’s sweaty, remove some layers. And don’t worry if your baby’s hands and feet feel cool, as this is completely normal.

In colder weather, you shouldn’t cover your baby with too much bedding, or wrap him in lots of clothes. If your baby is under a year old, he shouldn’t sleep with a duvet or quilt.

Instead, you could use a baby sleeping bag without a hood. This should be lightweight and the right size for your baby to prevent him from sliding down inside it. If you use a sleeping bag, make sure it’s the right tog for the season. Or you could use cellular blankets and sheets, and add or remove layers as needed.

Never put a hot water bottle or electric blanket in your baby’s cot, however cold the weather is. And keep your baby’s cot well away from radiators and heaters.

You can buy a thermometer for your baby’s bedroom