Mục lục bài viết
“SỐT XUẤT HUYẾT – BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ – PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI”
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra. Nó lây lan thông qua loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Bệnh chưa có vacxin phòng tránh vì thế không nên chủ quan mà cần phải theo dõi và chuẩn đoán sớm để có cách xử lý kịp thời.
Những biểu hiện của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thường khởi phát rất đột ngột nhưng lại tiến triển qua 3 giai đoạn chính đó là:
–Giai đoạn sốt nóng: Ở giai đoạn này người bệnh thường có biểu hiện là sốt có nhiệt độ cao đột ngột lên đến 39 – 40 độ. Liên tục trong vòng 3 – 4 ngày liền mà không dứt.
–Giai đoạn xuất huyết (chảy máu) thường được bộc lộ ở nhiều dạng như: Trên da xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm. Có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu răng. Ói hoặc đi cầu ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn.
–Giai đoạn sốc: Đây là lúc bệnh đã chuyển nặng thường rơi vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Đặc biệt, lúc trẻ em đang hết sốt cao chuyển sang dấu hiệu xuất huyết rõ ràng. Dấu hiệu của sốc sẽ bao gồm: mệt mỏi, li bì hoặc vật vã. Chân tay lạnh.
Cách xử lý khi bị sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà các bạn có thể đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Với những bệnh nhân ở thể nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách:
Nghỉ ngơi hoàn toàn tránh làm việc và lao động nặng nhọc. Ăn cháo loãng, súp, uống sữa giúp tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt cần phải bù nước nhiều hơn bình thường có thể sử dụng nước hoa quả, nước cam, nước oresol…Sử dụng thuốc Paracetamol và lau và chườm nước ấm khi sốt cao.
Nếu bệnh trở nặng và có những dấu hiệu như người mệt mỏi, vật vã hoặc li bì. Tay chân lạnh, bụng đau nhiều hơn. Ói nhiều, da môi bầm. Mất nước trầm trọng mà không bù lại được khiến cho da nhăn nheo thì cần phải chuyển ngay đến các cơ sở y tế để điều trị tránh các biến chứng nguy hiểm.
Hãy loại bỏ ngay tất cả các thuốc hạ sốt không phải là paracetamol ra khỏi đơn thuốc điều trị. Không uống acid acetylsalicylic (aspirin), mefenemic acid (ponstan), ibuprofen hay các chất chống viêm không-steroid khác (NSAID) hay các thuốc steroid.
Dù con bạn có tái sốt nhanh (chưa đủ 4 – 6 tiếng để đủ thời gian khuyến cáo dùng thuốc paracetamol, hãy cho trẻ uống nhiều nước, chườm ấm để kéo dài đủ thời gian hạ sốt) chứ tuyệt đối không uống các thuốc hạ sốt trên vì nó có nguy cơ gây xuất huyết.
Không cần thiết uống kháng sinh. Bởi SXH là bệnh do vi rút gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Vì vậy, không cần thiết phải uống kháng sinh. Việc uống kháng sinh không có chỉ định càng khiến người bệnh mệt mỏi, không mang lại tác dụng điều trị.
Các dấu hiệu phải đưa ngay đến viện để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đưa ngay người bệnh tới bệnh viện gần nhất. Đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm:
Chảy máu:
– Các chấm hay đốm màu đỏ trên da.
– Chảy máu mũi, lợi.
– Nôn ra máu.
– Đi ngoài phân đen.
– Kinh nguyệt ra nhiều/chảy máu âm đạo.
Nôn liên tục.
Đau bụng dữ dội.
Lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật.
Xanh tím, tay và chân lạnh ẩm.
Lời khuyên của thầy thuốc
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị. Diễn biến lâm sàng với triệu chứng bệnh lý khá đa dạng và chuyển biến nhanh từ nhẹ sang nặng. Mức độ bệnh tiến triển từ sốt xuất huyết thông thường sang sốt xuất huyết nặng không lường trước được. Vì vậy, ngành y tế cùng phối hợp với cộng đồng người dân thực hiện công tác giám sát, phòng chống bệnh một cách chặt chẽ. Phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát được hoạt động của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết như tránh muỗi đốt kể cả ban ngành; diệt bọ gậy muỗi, loăng quăng muỗi và muỗi trưởng thành bằng tất cả các biện pháp hiệu quả, khả thi; đồng thời thường xuyên vệ sinh cảnh quan, môi trường sống để loại bỏ các ổ chứa nước đọng là điểm sinh sản của muỗi ở trong nhà và ngoài nhà. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp; mọi sự chậm trễ có thể dẫn đến nguy cơ tử vong khi có những biến chứng trầm trọng xảy ra. Bệnh nhân chỉ được xuất viện về nhà khi hết sốt trong vòng 2 ngày, tỉnh táo; mạch, huyết áp bình thường; số lượng tiểu cầu máu phải trên 50.000/mm3 máu.